Joining the Dots

Issue 65

Một trung tâm xúc tiến thương mại mới thiết lập tại Quảng Đông đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà xuất khẩu Thái tiến sâu vào thị trường Trung Quốc.

Thị trường rộng lớn của Trung Quốc đang phát triển mạnh trên cả loại hình trực tiếp và qua mạng. Với dự báo từ Goldman Sachs, đánh giá quốc gia này có thị trường thuộc loại FMCG (hàng hóa tiêu dùng tốc độ nhanh), sẽ đạt 2 triệu tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Để thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc, chính phủ Thái Lan đang làm việc với những công ty tư nhân để tạo ra những kênh buôn bán mới cho các thương hiệu Thái.

Với mục tiêu này, trung tâm Thương mại thông minh (TSTC) đã chính thức khởi động vào ngày 1 tháng 5 sau khi mở cửa kết nối những nhà xuất khẩu Thái Lan và những đơn vị thu mua của Trung Quốc vào tháng 1. Trung tâm có sự hợp tác giữa các đơn vị nhà nước và tư nhân, gồm DITP, bộ Thương Mại (MoC), tổng cục Du lịch Thái Lan, hãng hàng không Thai Airways, ngân hàng Kasikorn và tập đoàn Ciphona.

Đặt tại quận Shunde, Foshan, Quảng Đông, Trung Quốc, TSTC được chia thành các khu vực riêng biệt như thực phẩm, mỹ phẩm, nông sản, nội thất và những khu trưng bày riêng.

"TSTC không phải là một nhà cung cấp, thay vào đó, chúng tôi chỉ là một trung tâm thương mại, giúp những nhà xuất khẩu Thái Lan có thể bước vào thị trường Trung Quốc, chủ yếu tập trung vào kênh kinh doanh giữa đối tác với đối tác B2B và tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà xuất khẩu Thái Lan cả hình thức trực tiếp lẫn qua mạng" – dẫn lời ông Yongkit Thamphatanaporn, giám đốc phụ trách của TSTC.

Trung tâm cung cấp một nền tảng để những nhà xuất khẩu Thái có thể giới thiệu sản phẩm của mình và những buôn lái Trung Quốc có thể đặt mua số lượng nhỏ hàng hóa trước khi quyết định mua với số lượng lớn. Hơn nữa, TSTC đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nhà xuất khẩu Thái tới các đại siêu thị và siêu thị tại Trung Quốc, hoặc với các nhà cung cấp, các lái buôn lớn và thương gia Trung Hoa qua các hoạt động kết nối kinh doanh.

"Yếu tố then chốt dẫn đến thành công là khi bước vào thị trường Trung Quốc, các nhà xuất khẩu cần có một kho hàng để chuyển sản phẩm và một đội ngũ vận chuyển có thể đưa hàng tới với thời gian nhanh chóng, cùng một đội ngũ bán hàng nói tiếng Trung" – ông Thamphatanaporn chia sẻ.

Hơn nữa,với sự tiếp cận công nghệ mạng xã hội tăng nhanh chóng của Trung Quốc, từ 5% lên 13% vào năm trước, theo Goldman Sach, các nhà xuất khẩu Thái cũng nên cân nhắc kênh bán hàng qua mạng.

.

Với chính sách của bộ Thương Mại nhằm chuyển đổi các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành các doanh nghiệp thông minh nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho họ trên đấu trường quốc tế, một trong những điểm nhấn của TSTC là quảng bá thương hiệu Thái uy tín- hay gọi là T/Mark, các buổi triển lãm nhằm quảng bá các thương hiệu Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế. Được bộ Thương Mại coi là "Thương hiệu anh hùng Thái", TSTC có một khu vực dành riêng cho trưng bày hàng hóa, từ Panpuri,Naraya và Blue Elephant. Hơn 30 thương hiệu đạt giải thưởng T/Mark từ nhiều lĩnh vực như hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng và nội thất, thực phẩm cũng được trung bày tại khu vực này

Ông Thamphatanaporn rất tin tưởng vào tương lai đầy khởi sắc của khối xuất khẩu Thái Lan vào thị trường Trung Quốc với sự hỗ trợ của TSTC.

"Hiện nay chúng tôi đang thu hút quan tâm của thương lái tới trung tâm và mời gọi họ tới TSTC, như đến các trung tâm mua bán tại Trung Quốc. Một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất của chúng tôi là hoa quả sấy khô đông lạnh" – ông nói.

Trung tâm xúc tiến thương mại thông minh (TSTC) có trụ sở tại 38 Kaka Plaza, đường Nanguo XI, Daliang, quận Shunde, Foshan, Quảng Đông, Trung Quốc.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập www.facebook.com/thailandsmarttradecenter

Tác giả: Pimsirinuch Borsub

Issue 63

Với tài nguyên thiên nhiên trù phú và vị trí địa lý chiến lược, Myanmar là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên toàn thế giới trong đó có Thái Lan

Nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế trỗi dậy của Myanmar sẽ tăng trưởng đáng kể trong những năm tới đây, dự đoán sẽ là yếu tố dẫn đầu trong cộng đồng doanh nhân Thái- Myanmar.

"Cơ sở hạ tầng, các ngành sản xuất cần nhiều nhân công, ngành nông nghiệp, đánh bắt hải sản và chế biến thực phẩm, ngành du lịch và viễn thông, và những ứng dụng phát triển sẽ là những ngành phát triển mạnh trong 5 năm tới," - ông Nattawin Phongsphetrarat, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái tại Myanmar (TBAM) phát biểu.

"Chính phủ Myanmar đã thúc đẩy đầu tư vào những ngành này bởi chúng là thiết yếu cho sự phát triển của đất nước và đây là những cơ hội đầy hứa hẹn cho tất cả các nhà đầu tư nước ngoài."

Nguồn thông tin từ Ủy ban đầu tư Myanmar cho biết tổng vốn đầu tư nước ngoài vào đất nước này đã đạt 5.8 tỷ đô la Mỹ tính từ ngày 1 tháng 4, 2016 đến 31 tháng 1 năm 2017. Trong khi chính phủ đặt mục tiêu đạt 6 tỷ đô la Mỹ cho năm tài khóa này, tức là cho tới 31 tháng 3 tới. Những ngành chủ lực bao gồm vận tải và viễn thông, sản xuất, bất động sản và năng lượng.

Tuy vậy, ông Phongsphetrarat tin rằng những doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng nguồn thu dưới 8 triệu đô la Mỹ (tương đương 300 triệu baht) trên tổng doanh thu nên tập trung hơn vào thương mại xuyên biên giới. " Bán hàng hóa là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp nhỏ,"- ông nói. "Họ có thể cung cấp hàng hóa tại khu vực biên giới Thái Lan và Myanmar hoặc nhập khẩu tới Yangon hoặc Mandalay."

Do sức mua tại Myanmar còn giới hạn, xác định được đúng giá là chìa khóa then chốt. "Nhà sản xuất phải cung cấp các mặt hàng ở cỡ nhỏ và giá thấp vì người tiêu thụ không thể chi trả được những món hàng đắt giá," –ông Phongsphetrarat giải thích. "Công cụ quảng cáo online qua Facebook hay Viber ảnh hưởng tới hành vi và quyết định mua hàng của người dân thành phố tuy nhiên người dân tại nông thôn lại ưa chuộng kiểu chợ truyền thống."

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng được khuyến cáo tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm "dưới ngưỡng chuẩn" như trưng bày sản phẩm và thử dùng giúp giải thích cho người sử dụng và cho phép họ được trải nghiệm trực tiếp với sản phẩm. Ông cũng tin rằng việc quan trọng là lựa chọn đối tác địa phương đúng đắn và khâu thử môi trường trước khi tiến sâu và gắn bó với một sản phẩm.

"Những đối tác kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Những doanh nhân nước ngoài nên bắt tay trước khi bước vào thị trường Myanmar, có thể cùng chia sẻ văn phòng và các nguồn nguyên liệu khác giúp họ giảm bớt chi phí và thâm nhập sâu vào thị trường nhanh hơn, hiệu quả hơn,"-ông nói. "Bạn nên tìm hiểu thị trường kỹ càng bằng cách tới thăm Myanmar để tự quan sát thị trường."

TBAM sẵn sàng hỗ trợ các công ty muốn mở rộng kinh doanh tại Myanamar. Được thành lập vào năm 1997, hiệp hội cung cấp các thông tin bổ ích về kinh doanh và đầu tư cũng như cố vấn cho cả khu vực nhà nước và tư nhân. Điều này cũng góp phần thắt chặt mối quan hệ kinh doanh giữa doanh nghiệp Thái và các cơ quan thương mại khác tại Myanmar.

"TBAM đã làm việc mật thiết với các cơ quan chính phủ Thái trong đó có DITP," – ông nói. "Chúng tôi đã tổ chức các buổi trao đổi tại Myanmar hầu hết mỗi tháng và tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ cho các doanh nhân Thái Lan và đại diện từ phía Myanmar đặc biệt là các cơ quan chính phủ và các tổ chức tư nhân nhằm bổ trợ thêm những hiểu biết về cơ hội kinh doanh, những thách thức cũng như khuyến khích các doanh nhân Thái Lan hướng tới thị trường Myanmar."

Ông Phongsphetrarat tin rằng những luật đầu tư mới của Myanmar sẽ mang tới những thuận lợi cho những nhà đầu tư nước ngoài và nới lỏng những giới hạn đầu tư.

Có rất nhiều cơ hội tốt cho những nhà đầu tư Thái Lan trong việc mở rộng kinh doanh tại Myanmar vì chúng ta có lợi thế về địa lý và có phong cách tiêu dùng giống nhau," – ông nói. Những người tiêu thụ Myanmar cũng yêu thích sản phẩm và dịch vụ Thái Lan. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội này, bạn sẽ không nắm lại được cơ hội như thế này nữa."

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập www.tbam1997.com

Tác giả Somhatai Mosika

 

Issue 58

 
 

Với 160 năm quan hệ ngoại giao, vốn từ lâu Thái Lan và Pháp đã là những người bạn tốt, đem lại triển vọng về mối quan hệ hợp tác lâu dài và tươi sáng.

"Bề dày văn hóa và lịch sử của Thái Lan vô cùng đồ sộ. Tôi yêu thích ẩm thực, con người, ngôn ngữ Thái, yêu cả cách sống ở Thái Lan," chia sẻ của ông Gilles Garachon, đại sứ Pháp tại Thái Lan, ông bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai tại đây vào tháng Mười năm 2015, sau khi trải qua nhiệm kỳ trước đó 1999-2003.

"Đối với chúng tôi, Thái Lan đã trở thành đối tác và bằng hữu lâu năm," ông Garachon chia sẻ. "Thái Lan xuất khẩu rất nhiều thiết bị điện tử và quang học sang Pháp, cùng thực phẩm và hàng may mặc, trong khi Pháp là nước xuất khẩu lớn các thiết bị vận tải như máy bay, trực thăng và vệ tinh."

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang Pháp đạt 2,6 tỷ euro trong khi xuất khẩu của Pháp sang Thái Lan đạt 1,73 tỷ USD. Theo Đại sứ quán Pháp, hiện có 250 doanh nghiệp Pháp tại Thái Lan, sử dụng 64.000 lao động chủ yếu trong các ngành ô tô, dược phẩm và năng lượng.

Ông Garachon tin rằng đổi mới chính là yếu tố quan trọng để các nước có thể duy trì cạnh tranh trên thị trường thế giới.

"Trong tương lai, chúng tôi muốn tập trung vào nhiều lĩnh vực ở Thái Lan, như sản xuất, sản phẩm cao cấp, đồ ăn, và sự cải tiến. Cả hai nước đều đang bị đặt vào tình thế buộc phải đổi mới để làm nổi bật sản phẩm của mình, vì thế tôi nghĩ hai bên phải cùng hợp tác để cải tiến trong nhiều lĩnh vực, như sản xuất, máy bay, thực phẩm và mỹ phẩm, Thái Lan đều rất mạnh trong các ngành này." Ví dụ về sự hợp tác giữa hai nước gồm có công ty sản xuất đường Thái Lan MitrPhol hiện đang làm việc với công ty Pháp để cải tiến sản phẩm, trong khi hãng sản xuất giấy Double A đang đầu tư vào nhà máy giấy ở Pháp.

"Hai điểm mạnh quan trọng để Thái Lan giao dịch thương mại với Pháp là, thứ nhất, Thái Lan nằm ở trung tâm ASEAN và thứ hai, nền kinh tế Thái Lan cho thấy tiềm năng tăng trưởng đa dạng – ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm rất mạnh, trong khi dịch vụ rất hiệu quả và công nghiệp rất có tính cạnh tranh," ông Garachon cho biết. Ngài đại sứ cũng nhìn nhận Thái Lan là một "trung tâm tự nhiên" của khu vực, ông tin rằng có thể làm nhiều điều để thúc đẩy thương mại như mở thêm cửa khẩu để tăng cường trao đổi buôn bán, phát triển đường sắt tới các nước láng giềng.

"Một sự hợp tác sâu sắc với Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ có lợi cho toàn khu vực chứ không chỉ riêng Thái Lan," ông Garachon chia sẻ. "Đối với chúng tôi, đây là một khu vực rất năng động và Thái Lan nằm ở chính giữa, đóng vai trò nhà lãnh đạo trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, chúng tôi muốn tăng cường quan hệ với Thái Lan."

Đại sứ quán Pháp tổ chức nhiều sự kiện để thúc đẩy thương mại giữa hai nước, bao gồm "Đầu tư vào Pháp" trong tháng 10. Cùng phối hợp tổ chức với Ủy ban thường trực Thái Lan và Phòng Thương mại Pháp – Thái Lan, các đại biểu sẽ thảo luận về cơ hội kinh doanh giữa hai nước.

"Là đại sứ Pháp, tôi muốn tạo ra giao thiệp tích cực giữa hai nước để hợp tác chặt chẽ hơn," ông cho biết. "Chúng tôi đã có mặt tại đây, nhưng vẫn cần phải làm nhiều điều hơn nữa."

Tác giả: Pimsirinuch Borsub

 

Issue 60

Với cơ sở có được từ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các nhà đầu tư Thái Lan đang tìm kiếm cơ hội mở rộng kinh doanh với những nước láng giềng phát triển nhanh như Campuchia.

Những nhà đầu tư từ Thái và nước ngoài đang quan tâm nhiều hơn tới nền kinh tế đang phát triển Campuchia. Là nước xuất khẩu lớn thứ 14 của Thái Lan, Campuchia đã nhận được 3.574 Tỷ Đô La Mỹ từ giá trị xuất khẩu từ Thái Lan trong 9 tháng đầu năm 2016. Những tập đoàn lớn của Thái bao gồm CP tới PTT và SCG đã đầu tư vào khâu sản xuất tại Campuchia, khu vực dịch vụ cũng rất phát triển, đặc biệt là ngành khách sạn, bệnh viện, vô tuyến, bảo hiểm và ngân hàng.

Bà Oranooch Pakarat, chủ tịch Hội Đồng Doanh Nhân Thái Lan tại Campuchia (TBCC), là một trong những doanh nhân Thái đầu tiên kinh doanh trên thị trường Campuchia, kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá qua đường hàng không và du lịch từ năm 1986. Thành lập vào năm 1999, Hội đồng đã tổ chức nhiều hoạt động trong năm như cung cấp thông tin và hướng dẫn cho những doanh nhân Thái quan tâm đến việc kinh doanh và đầu tư tại Campuchia cũng như đóng vai trò như một kênh thông tinh kết nối đại sứ quán và những người dân Thái sống tại Campuchia.

Bà chia sẻ, "TBCC luôn cố gắng kết nối những khách tham quan từ Thái Lan với những thành viên trong ngành kinh doanh tương tự tại Campuchia để tạo quan hệ đối tác". Với ba chục năm kinh nghiệm, bà Pakarat cũng mở công ty xuyên khu vực Mê-kông đóng trụ sở tại Bangkok, chuyên về vận chuyển, du lịch và giáo dục tại Campuchia và các nước khác trong khối ASEAN.

Bà Pakarat chia sẻ rằng người Thái quan tâm tới đầu tư và thương mại với Campuchia với một số lý do tiêu biểu như nguồn lao động trẻ và tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

"Người Campuchia thích hàng Thái Lan, hơn nữa, luật pháp Campuchia đã nới rộng cho nhà đầu tư nước ngoài có thể tự tạo lập kinh doanh tại nước này. Một thuận lợi nữa là Đô la Mỹ, Baht Thái và đồng Riel của Campuchia được sử dụng thông dụng", bà nói. "Giá thuê nhân công hiện còn thấp, với hơn 60% dân số đang thuộc độ tuổi lao động. Hơn nữa, các điểm du lịch tại Campuchia thu về lượng tiền mặt ổn định, tạo thêm sức mua cho người dân địa phương."

Thái Lan cũng có ưu thế là có đường biên giới dài với Campuchia và khả năng sử dụng những lợi thế trong khu vực AEC trong việc kinh doanh xuyên quốc gia.

Bà Pakarat nói: "Lời khuyên của tôi dành cho những ai quan tâm tới đầu tư tại Campuchia là, bạn phải thay đổi lối tư duy: Campuchia đang thay đổi rất nhanh. Cha mẹ những đứa trẻ thuộc thế hệ mới rất đầu tư cho con em, gửi chúng đi học tại đại học ở nước ngoài, để chúng được hưởng nền giáo dục tốt nhất". "Rất nhiều quốc gia đang quan tâm đến đầu tư vào Campuchia, từ Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam cho tới Hàn Quốc".

Chính phủ Thái luôn ủng hộ trao đổi thương mại giữa Thái Lan và Campuchia. Cục Xúc Tiến Thương Mại Quốc Tế đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá thúc đẩy thương mại tại Phnompenh trong khi Cục Xúc Tiến Doanh Nghiệp đã giúp những thuơng hiệu độc quyền tại Thái tìm kiếm đối tác tại Campuchia trong năm 2016.

Tuy vậy, bà cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp không nên lo lắng về việc mở rộng kinh doanh đơn lẻ.

"Nếu bạn muốn bắt tay vào kinh doanh tại nước ngoài, bạn có thể làm mà không cần chờ đợi sự giúp đỡ từ chính phủ. Tự tạo cho mình thế sẵn sàng, bởi vì, bạn càng chuẩn tốt, cơ hội thành công của bạn càng cao."

Để biết thêm thông tin, mời truy cập www.tbcccambodia.org

Tác giả: Pimsirinuch Borsub

 

Issue 57

Trong khi tất cả các ngành kinh tế trên toàn cầu hàng năm đạt kim ngạch cả ngàn tỷ mỹ kim, thực phẩm Halal và các ngành liên quan đang phát triển với mức đáng chú ý.

Ngành thực phẩm Halal đang phát triển tới mức chóng mặt. Theo báo cáo được công bố chính thức trên Diễn đàn Halal Thế giới, doanh thu từ thực phẩm và thức uống Halal toàn cầu đã đạt đến mức 1 ngàn 400 tỷ mỹ kim vào năm 2015, và hứa hẹn đạt mức 2 ngàn 470 tỷ mỹ kim trong năm 2018.

Ngày 29-31 tháng 7 vừa qua, Hiệp hội thương mại Hồi giáo Thái lan, liên kết với Trung tâm thương mại Central World, với sự đại diện của hơn 10 Đại sứ Hồi giáo tại Thái lan, đã tổ chức Hội chợ sản phẩm Halal toàn cầu, với mục đích tạo sự bộc phá cho thị trường sản phẩm Halal.

"Ngành kinh doanh sản phẩm Halal có tính chất toàn cầu, đặc biệt là thực phẩm Halal, không chỉ là những thức ăn được chế biến không vi phạm luật cấm của Hồi giáo, mà còn là những thức ăn mang nhiều chất dinh dưỡng, an toàn cho sức khoẻ và phù hợp cho tất cả lứa tuổi. Cho nên bạn phải thay đổi nhận thức cho rằng thực phẩm Halal chỉ dành riêng cho tín đồ Hồi giáo", Ông SurinPitsuwan, nguyên tổng thư ký các nước Asian đã phát biểu tại sự kiện khai mạc Hội chợ về sự quan trọng của thực phẩm Halal đối với cộng đồng Hồi giáo và cho toàn thế giới.

"Ngành kinh doanh thực phẩm Halal đạt kim ngạch 175 tỷ Mỹ kim tại các nước Trung Nam Á, 93 tỷ Mỹ kim tại các nước Đông Nam Á, 5 tỷ Mỹ kim tại Trung Quốc lục địa, 63 tỷ Mỹ kim tại Châu Âu, 14 tỷ Mỹ kim tại các nước Nam Mỹ", Ông Pitsuwan nói thêm. "Theo cộng đồng Do Thái cho biết, một điều hết sức thú vị xảy ra tại Mỹ, đó là có khoảng 86 ngàn sản phẩm kosher trên thị trường , mà trong đó chỉ có 15% sản phẩm được tiêu thụ bởi người Do Thái và 16% khác được tiêu thụ bởi các tín đồ Hồi giáo tại Nam Mỹ".

Để gia nhập vào thị trường thế giới, các nhà sản xuất thực phẩm Halal đã ý thức được sự quan trọng của bảng chứng nhận Halal, và điều cấp thiết là làm thế nào đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này.

" Dấu hiệu Halal được đóng trên sản phẩm Thái lan phải thực sự đáng tin cậy, không những chỉ được công nhận bởi cộng đồng Hồi giáo, mà còn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ và được cả cộng đồng Thái, khu vực Đông Nam Á, và thế giới đón nhận".

Gần đây, chính phủ Thái Lan đã đặt sự phát triển công nghiệp thực phẩm Halal lên vị trí quan trọng hàng đầu. Điện hình là Trường Đại Học Chulalongkorn đã cho xây dựng nguyên một phòng thí nghiệm để cấp phát chứng nhận thực phẩm Halal cho những dòng sản phẩm mới.

"Hơn thế nữa, lãng vực sản phẩm Halal còn có thể hỗ trợ phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch chuyên đề sức khoẻ và y tế", ông Pitsuwan nói thêm. "Thái lan đang là một trong những nước dẫn đầu về chất lượng sản phẩm, nên các công ty Thái lan đang nỗ lực tìm kiếm đối tác tại Singapore và Malaysia để dễ dàng cho việc phát triển thị phần tại hai quốc gia này."

Những nhà tổ chức sự kiện rất tự tin sự thành công của hội chợ trưng bày sản phẩm Halal cũng như tiềm năng của những công ty sản xuất sản phẩm Halal tại Thái Lan.

" Một trong những sứ mệnh chính của Hiệp hội xúc tiến thương mại Hồi giáo –Thái lan là khuyến khích những doanh nghiệp Hồi giáo Thái lan không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phục vụ để có thể nâng tầmcạnh tranh trên thị trường quốc tế",Chủ tịch hiệp hội xúc tiến thương mại Hồi giáo tại Thái lan, ông AdulWongsabgiam phát biểu. "Chúng tôi tin rằng hội chợ lần này là một khởi đầu hết sức quan trọng trong việc tạo nên nhiều cơ hội hơn cho các thành viên chúng tôi và ngành sản phẩm Halal nói chung tại Thái lan".

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.thaimuslimtrade.com

Đến Từ Pimsirinuch Borsub

 

 

365185