Inside ASEAN⁺

Issue 69

Đối với Doi Kham, tiếp nối di sản của Nhà vua quá cố Bhumibhol về sự bền vững luôn là trọng tâm trong sứ mệnh cải thiện đời sống của người nông dân Thái Lan cũng như cộng đồng của họ.

Thái Lan vốn nổi tiếng với sự dồi dào trái cây và sản phẩm làm từ trái cây. Năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu nước trái cây của cả nước đạt 741.7 triệu USD, tăng 18.3% so với năm trước.

Nằm trong dự án sáng kiến hoàng gia của Nhà vua quá cố Bhumibhol Adulyadej vào năm 1969, Doi Kham được thành lập với tư cách doanh nghiệp xã hội, buôn bán thực phẩm đã chế biến để cải thiện chất lượng sống của nông dân và cộng đồng của họ. Ngày nay, Doi Kham điều hành các nhà máy ở Chiang Mai, Chiang Rai, Sakonnakon và Buriram để thu mua trái cây và rau củ từ hàng ngàn người nông dân tại hàng trăm ngôi làng để sản xuất nước trái cây uống liền, nước ép trái cây nguyên chất, trái cây sấy khô, mứt trái cây, trái cây đóng hộp, xốt cà chua, trái cây đông lạnh và bột đậu nành.

"Mọi thứ chúng tôi đưa vào sản phẩm đều là nguyên liệu tự nhiên," ông Pipatpong Israsena, chủ tịch và giám đốc điều hành của Thực phẩm Doi Kham chia sẻ. "Từng giọt nước trái cây đến được với người tiêu dùng đều là sự tận tâm của những người nông dân."

Đối với Doi Kham chất lượng sản phẩm là trên hết, công ty trả công sản xuất cho nông dân cao hơn so với giá thị trường để đảm bảo mình có được trái cây và rau củ tốt nhất, ông Israsena nói thêm. Công ty cũng được cấp Nhãn Uy tín Thái Lan (hay T Mark) từ DITP, một biểu tượng về chất lượng và vượt trội, nhất là về lao động, trách nhiệm xã hội và môi trường.

"Doi Kham vô cùng quan tâm tới môi trường. Chúng tôi đã lắp đặt một hệ thống xử lý nước và còn đề xướng một dự án đảm bảo giữ sạch nguồn nước," ông Israsena chia sẻ. "Gần đây, chúng tôi còn lắp đặt ngói năng lượng mặt trời tại các nhà máy để sản xuất điện năng. Kể cả tòa nhà văn phòng của chúng tôi ở Bangkok cũng được chứng nhận LEED (Dẫn đầu về Thiết kế Năng lượng và Môi trường) hạng vàng, khẳng định sử dụng nguồn lực hiệu quả, dùng ít nước và tài nguyên hơn, và giảm khí thải nhà kính."

Với vị trí vững chắc ở thị trường trong nước, hiện Doi Kham đang mở rộng sang các quốc gia và lãnh thổ châu Á khác như Myanmar, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc, mà không để mất đi trọng tâm vào việc đền đáp cộng đồng.

"Trong một trăm năm nữa, tôi muốn Doi Kham trở thành một trong những di sản của Đức vua quá cố Bhumibhol Adulyadej," ông Israsena cho biết. "Mọi người thường hỏi liệu rằng sự bền vững có thành hiện thực và Doi Kham chính là bằng chứng cho thấy một công ty có thể có lợi nhuận trong khi vẫn duy trì những nguyên tắc giúp đỡ nông dân và cộng đồng để tạo ra chất lượng sống tốt hơn cho chính họ thông qua nông nghiệp."

Tác giả: Pimsirinuch Borsub

 

 

Issue 67

Công ty Thiết kế Nhà tắm hé lộ thiết kế và đổi mới giúp công ty tiến sâu vào thị trường nước ngoài

"Thiết kế và đổi mới đóng vai trò then chốt quyết định thành công kinh doanh của chúng tôi," chia sẻ bởi Eard Charuratana, giám đốc quản lý của công ty Thiết kế Nhà tắm, một nhà sản xuất đi đầu về các sản phẩm cho nhà tắm. "Chúng tôi ưu tiên tới khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) vì chúng tôi muốn mang đến những sản phẩm tốt nhất phù hợp với những nhu cầu khác nhau của khách hàng."

Hơn nữa, để phát triển các dòng bồn tắm với nhu cầu riêng của từng khách hàng, công ty đã tăng giá trị sản phẩm bằng việc kết hợp những công nghệ hiện đại và những đổi mới trong thiết kế. Trong đó có công nghệ I-Command sử dụng phòng tắm qua điện thoại, I- Aroma với chế độ tỏa hơi nước thông minh cân bằng độ ẩm và tán mùi hương, I-Color mang đến khách hàng những hiệu ứng sáng tối đa dạng.

"Đội ngũ R&D luôn tự đặt câu hỏi loại bồn tắm nào chúng tôi cần và khách hàng sẽ ưu tiên loại nào hơn vì khách hàng đến từ mỗi nước, khu vực khác nhau có chiều cao cơ thể khác nhau, thói quen tắm và những ưu tiên khác nhau" Charuratana giải thích. "Người Nhật thích nằm sấp và thư giãn với những dòng nước ấm. Họ thích bồn tắm nhỏ với chức năng tối giản trong khi người Ả Rập lại thích những bồn tắm lớn, nơi 4 người có thể cùng thư giãn."

Thành lập vào năm 1996 như một nhà nhập khẩu thiết bị nhà tắm, công ty Thiết kế Nhà Tắm đã bắt đầu phát triển sản phẩm mang thương hiệu riêng của họ chỉ sau đó vài năm. Hiện tại, công ty đã sản xuất những bồn tắm và thiết bị vệ sinh khác, xuất khẩu sang 30 quốc gia tại Châu Á, Châu Âu và Trung Đông.

Thông số từ Văn Phòng Kinh tế công nghiệp cho thấy, trong năm 2015, giá trị xuất khẩu của những sản phẩm từ gạch, sứ đạt xấp xỉ 758 triệu đô la Mỹ, trong đó khoảng 170 triệu đô la Mỹ giá trị xuất khẩu thiết bị vệ sinh. Thị trường xuất khẩu lớn gồm Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đức và các nước ASEAN.

"Chúng tôi có nhà phân phối riêng cho từng đất nước, nhằm hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. Họ có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng sử dụng nhà tắm cũng như có trách nhiệm trong khâu lắp đặt, bảo dưỡng và dịch vụ hậu mãi tại nước đó"- Charuratana cho biết. "Trên thị trường quốc tế, chúng tôi có nhiều đối thủ nặng ký hơn, vì thế, khâu R&D cần phải đưa đến sản phẩm tốt nhất cho từng thị trường."

"Công ty đã tạo được niềm tin và có nhiều đối tác tiềm năng nhờ vào việc tham dự những hội chợ thương mại được tổ chức bởi DITP tại Thái Lan và nước ngoài. Công ty cũng đã giành được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế nhờ vào đường lối thiết kế và đổi mới hướng tới khách hàng. Những giải thưởng lớn bao gồm: Giải Demark của Thái Lan, giải G-Mark của Nhật Bản và giải Thiết kế Red Dot của Đức.

"Công ty có tham vọng trở thành công ty đi đầu trong lĩnh vực phụ kiện nhà tắm tân tiến tại khu vực ASEAN và chúng tôi sẽ mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài như Indonesia và Philippines"- Charuratana chia sẻ.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập www.bathroomtomorrow.com

Tác giả Somhatai Mosika

Issue 64

Thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu Thái Lan giải thích lý do khách hàng quốc tế yêu thích sản phẩm cũng như kế hoạch cho tương lai của hãng.

Trong những năm gần đây, ngành mỹ phẩm Thái Lan được hoan nghênh trên khắp toàn cầu bởi chất lượng cao, với một vài thương hiệu Thái Lan trở nên nổi tiếng thế giới. Ngành công nghiệp có đóng góp lớn cho nền kinh tế đất nước, Hiệp hội Sản xuất Mỹ phẩm Thái Lan ước tính giá trị xuất khẩu mỹ phẩm Thái Lan đạt tầm 3 tỷ USD (106 tỷ baht) trong năm 2016, phần lớn là tới các nước ASEAN (40%), Nhật Bản và Úc.

Hiện tại, ngành mỹ phẩm Thái Lan đang dẫn đầu ASEAN và xếp thứ ba châu Á sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong khối các nước ASEAN, Thái Lan là nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) hàng đầu cho các thương hiệu quốc tế.

Được thành lập vào năm 1988, Better Way (Thái Lan) – chủ nhân của thương hiệu Mistine- lúc mới đầu tập trung vào các mặt hàng mỹ phẩm chất lượng cho thị trường nội địa, nhất là các sản phẩm dưỡng thể, chăm sóc cá nhân, trang điểm, nước hoa và chăm sóc da. Hiện tại, công ty còn xuất khẩu sang thị trường quốc tế, nhất là các quốc gia châu Á, Trung Đông và Bắc Phi. Ba năm trước, công ty thành lập Better Way Thâm Quyến, một công ty liên doanh, nhà phân phối sản phẩm Mistine tại Trung Quốc đại lục.

"Trung Quốc là thị trường có tiềm năng lớn. Thị trường trực tuyến là kênh phân phối chủ yếu của chúng tôi tại quốc gia này. Chúng tôi có ít nhất 20.000 nhà bán lẻ trên khu vực thị trường trực tuyến Trung Quốc," ông Ongart Wongdacharoj, trợ lý giám đốc marketing của Mistine cho biết.

Ngoài Trung Quốc, Mistine đã trở thành thương hiệu được yêu thích tại các nước láng giềng của Thái Lan trong rất nhiều năm, nhờ vào lực lượng lao động di cư lớn và phương tiện truyền thông Thái Lan.

"Người dân Campuchia, Lào và Myanmar rất yêu thích sản phẩm của chúng tôi bởi rất nhiều người trong số họ từng sử dụng Mistine khi làm việc tại Thái Lan và mua sản phẩm của chúng tôi cho người thân khi họ trở về nước," ông Wongdacharoj chia sẻ. "Quảng cáo truyền hình... cũng giúp chúng tôi tiếp cận khách hàng tại những quốc gia này bởi họ có xem các kênh TV Thái Lan."

Theo ông Wongdacharoj, sự thành công của Mistine chính là nhờ chất lượng sản phẩm, sự nghiên cứu và chiến lược marketing thành công. "Chúng tôi cung cấp sản phẩm chất lượng cao với mức giá phải chăng," ông cho biết. "Sản phẩm của chúng tôi được cung cấp bởi các nhà sản xuất được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trước khi tung ra bất cứ sản phẩm mới nào, chúng tôi đều dành nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển để đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng."

Mistine mời những siêu sao Thái Lan quảng cáo cho các sản phẩm của hãng. "Họ không chỉ là người giới thiệu, mà còn phải sử dụng sản phẩm của chúng tôi. Tất cả bọn họ đều sử dụng thử sản phẩm trước khi sản phẩm được tung ra thị trường," ông cho biết.

Năm 2016, Mistine đạt tổng doanh thu tổng cộng khoảng 400 triệu USD (14 tỷ baht), 10% trong đó là từ các thị trường thế giới. Công ty dự định mở rộng thêm ở các thị trường nước ngoài, bao gồm Trung Quốc và Indonesia.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập www.mistinecosmetics.com

Tác giả: Somhataoi Mosika

 

Issue 65

Chuyên môn vững về dừa đã giúp một công ty quy mô vừa và nhỏ chiếm được cảm tình từ người tiêu dùng có thiên hướng làm đẹp và vì sức khỏe.

Tạo thêm giá trị cho những nông sản địa phương đang trở thành chiến lược hàng đầu của Thái Lan nhằm đạt được chỗ đứng cạnh tranh trên thương trường quốc tế, thương hiệu Tropicana đã minh chứng rõ cho chiến lược này.

Nông sản là thế mạnh của Thái Lan. Với hệ thống nghiên cứu và ứng dụng (R&D) tốt, chúng ta có thể đạt được hiệu quả tối đa và tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng"- dẫn lời ông Suradej Ninek, giám đốc điều hành hãng Tropicana Oil, người đã thành công trong việc đưa sản phẩm OTOP (sản phẩm địa phương) trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của Thái tại thị trường nước ngoài.

Ninek đã thành lập công ty vào năm 2003, để thực hiện những nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm dầu dừa chiết xuất nén lạnh, sản phẩm đầu tiên của hãng Tropicana Oil.

"Kết hợp giữa sự đặc sắc từ vùng đất quê hương tôi, Surat Thani cùng công nghệ tiên tiến, chúng tôi đã chế xuất ra loại dầu dừa có tính độc đáo, dễ uống, dễ dùng, tốt cho sức khỏe" – ông giải thích.

Theo dữ liệu từ Trung Tâm Nghiên cứu Thương mại Quốc tế, trường đại học Thương Mại Thái, giá trị xuất khẩu của dừa và các sản phẩm làm từ dừa đạt xấp xỉ 321 triệu đô la Mỹ (tương đương 11.2 triệu baht) vào năm 2015. Khoảng 60% lượng xuất khẩu này chính là sữa dừa xuất khẩu đi Mỹ, Anh và Úc, theo sau là dầu dừa xuất khẩu đi Nhật Bản và Hàn Quốc, dừa tươi xuất khẩu đi Trung Quốc, các tiểu vương quốc Ả Rập và Hongkong, và nước dừa đóng hộp tới thị trường Mỹ và Úc.

Khởi đầu chỉ với một sản phẩm dưới thương hiệu Tropicana Oil, Nimek hiện cung cấp thêm một loạt sản phẩm dưới ba thương hiệu khác nhau dựa trên phân khúc và đặc điểm khách hàng, ví dụ như dầu Tropicana Oil tốt cho sức khỏe và sắc đẹp đáp ứng khách tiêu dùng phổ thông, Kalapa Premium chuyên về làm đẹp và dầu nấu ăn Rain& Shine.

"Chúng tôi liên tục cải tiến và phát triển sản phẩm và chia sẻ tới khách hàng lợi ích của dừa, công ty luôn dành 5% chi phí thường niên cho việc nghiên cứu và phát triển" – ông nói. "Sản phẩm của chúng tôi đã nhận được nhiều chứng nhận đạt tiêu chuẩn cấp bởi nhiều tổ chức mang tính quốc tế trong đó có chứng nhận T Mark – Thương hiệu Thái Lan uy tín, là một biểu tượng của sự xuất sắc và chất lượng bảo đảm. Thành công này giúp chúng tôi mở rộng kinh doanh trên thị trường nước ngoài dễ dàng hơn.

Hiện nay, công ty đã xuất khẩu sản phẩm tới 16 thị trường bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hongkong, Úc, New Zealand, Nga. Ninek đặt mục tiêu Tropicana trở thành thương hiệu quốc tế vào năm 2018. Để đạt được mục tiêu này, công ty đã luôn chú trọng vào tập huấn nhân sự và phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng khắp thế giới.

"Chúng tôi sẽ giới thiệu logo và mẫu mã mới sớm trong năm nay"- ông nói. "Chúng tôi đang mở rộng kinh doanh sang thị trường châu Âu và thị trường Trung Đông, nơi chúng tôi nhìn thấy tiềm năng nhưng chưa bán sản phẩm của mình."

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.tropicanaoil.com

Tác giả: Somhatai Mosika

Issue 59

Nhượng quyền thương mại Thái Lan đang mở rộng sang thị trường ASEAN đầy hứa hẹn.

Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và gia tăng thu nhập dẫn đến việc mua bán xe ô tô ở các nước láng giềng của Thái Lan tăng cao, tạo nên sự bùng nổ của các ngành nghề liên quan đến tự động hóa.

Theo Liên đoàn Công nghiệp chế tạo ô tô của Campuchia, thị trường nhập khẩu các loại xe mới và đã sử dụng tăng trưởng hơn 10% đạt 55.000 xe nhập trong năm ngoái, và dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 10% trong năm nay, trong khi số liệu từ Cục Quản lý Giao thông đường bộ của Myanmar cho thấy, tổng số xe mới tiêu thụ năm 2015 đạt 6362 xe tăng 70,6% so với năm trước. Bộ Giao Thông Công Chính của Lào báo cáo năm 2015 tổng số xe đạt 1,71 triệu xe tăng 8,17% so với năm trước.

Bà Sirijit Karnchanabatr, tổng giám đốc Công ty Car-Lack Thái Lan - Đức, công ty mẹ của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc xe Moly, cho biết : "Sau khi quan sát sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường xe hơi trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy Campuchia, Myanmar và Lào là những thị trường mới có tiềm năng tăng trưởng cao. Ông/Bà chia sẻ rằng : "Người giàu ở những nước này sở hữu những chiếc xe rất đắt tiền vì vậy họ cần những dịch vụ chăm sóc đặc biệt cho xe. Moly Care là đơn vị tiên phong trong thị trường này, chúng ta sẽ hướng dẫn họ cách chăm sóc những chiếc xe."

Sau khi nhập khẩu sản phẩm chăm sóc xe của Đức, nhà phân phối Car-Lack quyết định xây dựng dịch vụ chăm sóc xe Moly vào năm 2006 để cung cấp các dịch vụ chăm sóc xe cao cấp như rửa xe, đánh bóng, làm sạch nội thất xe, làm sạch động cơ, loại bỏ sơn và lớp phủ kính.

Năm 2010, Công ty quyết định mở rộng kinh doanh sang các nước làng giềng, một chi nhánh nhượng quyền được mở tại thủ đô Phnom Penh và hiện nay con số này là 2 chi nhánh. Sau đó công ty mở thêm bốn chi nhánh tại Viêng Chăn và một ở Yangon. Đến nay, Moly Care đã có hơn 50 chi nhánh tại Thái Lan và 7 chi nhánh tại các nước khác, hầu hết trong số đó là nhượng quyền thương mại.

Bà Karnchanabatr cho biết Bộ Thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng của công ty ra nước ngoài. "Chúng tôi đã tham dự các hoạt động do Bộ Thương mại tổ chức như kết nối kinh doanh, hội chợ thương mại và nhận được một số liên lạc qua các sự kiện đó", bà chia sẻ.

Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo những công ty tiềm năng đang tìm kiếm đối tác trong thị trường khu vực rằng để lựa chọn được một đối tác kinh doanh phù hợp không phải là điều dễ dàng, thường thì sẽ mất hơn một năm để đạt được sự thỏa thuận cho cả đôi bên.

"Tìm được đối tác thích hợp là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc mở rộng kinh doanh ở nước ngoài. Chúng tôi luôn dành nhiều thời gian để lựa chọn những đối tác tốt, những người đang quan tâm về lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi và có khả năng hoạt động theo điều kiện nhượng quyền mà chúng tôi đưa ra", bà giải thích. "Mỗi đối tác kinh doanh của Moly Care đều phải hoàn thành bảng câu hỏi của chúng tôi, họ sẽ phải tiến hành một cuộc khảo sát thị trường để chứng minh quyết tâm của họ. Quá trình này cũng giúp họ định hình rõ ràng hơn về công việc kinh doanh".

Ngoài việc tìm kiếm một đối tác thích hợp, bà Karnchanabart chia sẻ rằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, bí quyết chăm sóc xe hay và chiến lược tiếp thị khôn ngoan chính là những yếu tố then chốt đằng sau sự thành công của công ty.

Moly Care đã lên kế hoạch mở rộng kinh doanh sang các nước Việt Nam, Indonesia và Philippines thông qua nhượng quyền thương mại. Bà Karnchanabart cho biết: "Nhượng quyền thương mại là mô hình kinh doanh tốt nhất cho Moly Care bởi chúng tôi tin rằng các đối tác địa phương sẽ am hiểu chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả nhất, nắm rõ được luật pháp, quy định, đó chính là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh tại các quốc gia khác."

Để biết thêm thông tin, xin truy cập trang web : www.molycare.com

Hoặcgửi thư vào e-mail This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tác giả: Somhatai Mosika

 

365304