Inside ASEAN⁺

Issue 58

 
 

Tharaphu Décor đã tận dụng chuyên môn 20 năm trong ngành công nghiệp gỗ tếch để đa dạng hóa danh mục đầu tư kinh doanh sang những lĩnh vực phát triển nhanh khác.

"Bố tôi đã nhập khẩu gỗ tếch từ Myanmar, sau đó công ty được cấp quyền kinh doanh gỗ tếch tại Myanmar," anh Apiwitt Phongsphetrarat, giám đốc Tharaphu Décor cho biết.

13 năm trước, Tharaphu Décor đã mở một nhà máy ở Yangon để chế biến gỗ xuất khẩu. Khoảng 75% gỗ tếch đã qua chế biến được xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ, 20% còn lại được đưa tới Thái Lan, phần còn lại tới các nước khác.

"Chuyên môn của chúng tôi là chế biến gỗ tếch và tiếp thị là thế mạnh của công ty bởi chúng tôi có thể tạo ra giá trị cao nhất và hưởng lợi từ nguồn cung cấp nguyên liệu hạn chế. Khách hàng của chúng tôi thuộc thị trường ngách vì gỗ tếch được coi là loại hàng đặc biệt. Tharaphu Décor thực sự thấu hiểu nhu cầu của khách hàng khách hàng và chúng tôi duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ," anh Phongsphetrarat chia sẻ.

Tuy nhiên, khi Myanmar đã cho phép đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác bao gồm xây dựng, truyền thông, viễn thông, hậu cần và y tế.

"Các ngành công nghiệp này rất thú vị và có tiềm năng tăng trưởng cao. Hiện tại, chúng tôi cung cấp dịch vụ toàn diện về xây dựng, hậu cần và phân phối. Viễn thông là ngành kinh doanh quan trọng," anh cho biết. "Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng rất mạnh bởi Myanmar vẫn thiếu thiết bị phù hợp và nguồn nhân lực y tế có trình độ." Tharaphu Décor sở hữu nhượng quyền thương mại, điều hành trung tâm thẩm mỹ hàng đầu Thái Lan, Nitipon Clinic ở Myanmar.

Anh Phongsphetrarat tin rằng tất cả các lĩnh vực này sẽ tăng trưởng liên tục trong vòng 10 đến 20 năm tới. Dù luật pháp, quy định và chế độ quan liêu tại Myanmar vẫn còn là thách thức với các doanh nghiệp nước ngoài, chính quyền tại đây đã cố gắng tạo ra môi trường thân thiện hơn với nhà đầu tư.

Số liệu từ Cục Quản lý doanh nghiệp và Đầu tư Myanmar cho thấy đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) trong năm tài chính 2015-2016 đạt tổng cộng 9,4 tỷ USD, chia trên 217 dự án. Ngành dầu khí thu hút đầu tư lớn nhất, sau đó là tới vận tải, truyền thông và sản xuất.

"Bạn phải ra ngoài thị trường, quan sát và đánh giá quy mô, tiềm năng phát triển của nó," anh Phongsphetrarat khuyên các nhà đầu tư tiềm năng tới Myanmar. "Chi phí đầu tư ban đầu khá cao nhưng xin đảm bảo rằng ngân sách bỏ ra để tạo nhận thức thương hiệu ở Myanmar hiện tại sẽ rẻ hơn sau đây 3 đến 5 năm."

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.sesiafurniture.com hoặc liên hệ Phongsphetrarat qua This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tác giả: Somhatai Mosika

 

 

Issue 57

Tổ chức những lớp dạy nấu ăn cho người Trung Quốc.

"Ẩm thực Thái ngày càng trở nên phổ biến tại Trung hoa lục địa, vì du khách Trung Quốc yêu ẩm thực Thái Lan ngay sau khi họ thưởng thức lần đầu ", Bà Wanasnan Kanokpattanangkul , Tổng giám đốc điều hành Trung tâm Aiyara phát biểu. Món canh chua Thái Lan được xem là món ăn phổ biến nhất. Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đưa Trung Quốc trở thành một thị trường tiềm năng của lĩnh vực nhà hàng Thái Lan.

Theo thống kê thu tập được từ Bà Kanokpattanangkul, vào tháng 7 năm 2015, có tổng cộng 569 nhà hàng Thái lan trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, trong đó có 91 nhà hàng tại Bắc Kinh, 157 nhà hàng tại Thượng Hải, 61 nhà hàng tại Quảng Châu và rải rác tại các thành phố khác. Đây mới chỉ là một phần trong toàn bộ bức tranh toàn cầu, theo thông tin từ Cục xúc tiến thương mại cho thấy, năm 2015 đã có 14908 nhà hàng Thái trên toàn thế giới, trong đó có 3022 nhà hàng tại Châu Á. Tuy nhiên, chỉ 1301 nhà hàng trong số đó được đánh giá là cung cấp ầm thực chính thống Thái Lan.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc, bà Kanokpattanagkul đã mạnh dạn mở dạy những lớp chuyên đào tạo đầu bếp Thái tại chuyên ngành Du lịch thuộc Đại học Tứ Xuyên-Trung Quốc. Khóa học được mở từ năm 2012, bao gồm 144 tiết học được chia làm hai phần chính -96 tiết học dậy về kỹ năng nấu ăn và đầu tư quản lý nhà hàng, còn lại 48 tiết học dạy tiếng Thái và văn hoá đất nước Chùa Vàng.

" Học viên chọn môn học của tôi yêu cầu phải đi học đúng giờ, bản thân phải yêu thích công việc học hỏi và làm bếp", bà giải thích thêm. " Điều quan trọng không kém là học viên phải có một trình độ tiếng anh bắt buộc để tiếp thu giáo trình hoàn toàn được soạn bằng tiếng anh". Để kết thúc khóa học, học viên phải trình bày một món mới mà mình thiết kế, với nguyên liệu và gia vị từ Thái Lan.

" Đặc trưng của ẩm thực Thái lan là chìa khoá then chốt của khóa học. Học viên được hướng dẫn làm thế nào để tạo nên nhưng hương vị khác biệt từ việc sử dụng nguyên liệu và gia vị Thái lan như việc dùng nước mắm và măm tôm để tạo ra những tầng độ mặn khác nhau cho món ăn", bà phát biểu. " Chúng tôi đưa vào khóa học tổng cổng 15 món ăn bao gồm món nộm Thái và canh chua Thái. Học viên được học kỹ năng nấu món ăn Thái, khái niệm chung về món ăn Thái để có thể nấu những món ăn chính thống của Thái. Nhưng sau đó, chúng phải thực hành, dùng những kỹ năng đã có để sáng tạo ra những thực đơn cho riêng mình".

Bà Kanokpattanangkul cũng cung cấp dịch vụ tư vấn cho những ai muốn mở nhà hàng Thái lan tại Trung Quốc, cũng như Bà đang kinh doanh rất tốt nhà hàng của bà tại đất nước này.

" Ngành kinh doanh nhà hàng Thái đang rất hưng thịnh và nó còn có không gian phát triển rất lớn trong thị trường hiện nay", bà nói. "Nếu bạn muốn mở một nhà hàng, điều đầu tiên bạn phải cân nhắc chi phí thuê mặt bằng cũng như chi phí nguyên vật liệu. Bạn không nên mở một nhà hàng quá lớn, diện tích 300-350 m2 là một không gian vừa đủ".

Bà Kanokpattanangkul thấy một tương lai hơn đối với ngành kinh doanh nhà hàng tại thị trường Trung Quốc. Bà hi vọng rằng, trong 20 năm sắp tới chủ các nhà hàng Thái lan tại Trung Quốc chính là học sinh của bà.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng thêm Line: 0818404460 và WeChat: Wanasanan1367873350

Hình ảnh lịch sự của Aiyara Center

Đến Từ Somhatai Mosika

 

 

Issue 55

Thị trường trực tuyến tăng mạnh cho phép các doanh nghiệp Thái Lan phát triển cơ sở khách hàng tại khu vực ASEAN.

Bất chấp tình hình tại thị trường quốc tế, thương mại điện tử vẫn phát triển hàng năm. Một thống kê của Frost và Sullivan được thực hiện vào tháng 7 năm 2014 dự đoán thương mại điện tử tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam sẽ tăng trưởng 34,5 tỷ USD (1,1 nghìn tỷ baht) hay 37,6% mỗi năm từ 2013 đến 2018.

Cơ quan Phát triển Giao dịch Điện tử (ETDA) đồng tình với tuyên bố này. Theo đó, doanh số thương mại điện tử năm 2015 dự kiến sẽ đạt 57,3 tỷ USD (2 nghìn tỷ baht), tăng 3,65% so với năm trước đó.

"Nền kinh tế đã suy giảm, nhưng thương mại điện tử thì không," Giáo sư –Tiến sĩ Jinjuta Issariyapat, Cố vấn đặc biệt về thương mại điện tử cho biết. "Ngược lại, ngành này vẫn tiếp tục tăng trưởng."

Tiến sĩ Issariyapat giải thích rằng bản chất của thương mại điện tử là phát triển rất nhanh chóng.

"Nó không chỉ giúp mua sắm trực tiếp, mà còn là công cụ để kết hợp giao dịch trực tuyến và ngoại tuyến ("thương mại đa kênh")," cô chia sẻ. "Điều này giúp giao dịch truyền thống trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Thêm vào đó, truyền thông xã hội hay thương mại điện tử sử dụng mạng xã hội còn được tận dụng để đẩy mạnh doanh số bán hàng."

Theo Tiến sĩ Issariyapat, thương mại điện tử trong khối ASEAN đang phát triển nhất ở Singapore và Malaysia, nơi khách hàng mua sản phẩm và thanh toán trực tuyến qua thẻ tín dụng.

"Khách hàng tại một số quốc gia ASEAN khác chủ yếu sử dụng thương mại điện tử như danh mục trực tuyến để tra cứu sản phẩm, sau đó lại quay ra các kênh thương mại truyền thống để mua," cô cho biết. "Nhìn chung, người dân tại ASEAN bắt đầu mua các sản phẩm trực tuyến ngày một nhiều."

Hiện tại trong khối ASEAN, thiết bị khoa học thông tin, sản phẩm thời trang, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng là các sản phẩm trực tuyến phổ biến, tuy nhiên tiến sĩ Issariyapat tin rằng vẫn còn có thể mở rộng với phạm vi lớn.

Tương lai của thị trường ASEAN nằm tại các doanh nghiệp dịch vụ như Grab Taxi, cũng như tìm nguồn cung ứng chuyên gia kỹ thuật, quản gia và nhân viên y tế bởi các nước ASEAN đang gặp vấn đề trong việc tìm nhân viên phục vụ," cô cho biết. "Các công ty khởi nghiệm đóng vai trò quan trọng trong loại hình kinh doanh này."

Cô Issariyapat cho rằng, dù hợp tác trong khu vực về thương mại điện tử liên quốc gia đã chặt chẽ hơn, vẫn có các trở ngại về thuế giữa các nước, luật và quy định cần được giải quyết.

Nếu có thể giải quyết những hạn chế này, tôi tin rằng thương mại điện tử trong khu vực sẽ phát triển," cô cho biết. "Các sản phẩm Thái Lan vốn đã được các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) đánh giá cao sẽ phát triển tốt. Điều đó không chỉ mang lại giá trị cho đất nước, mà còn tạo cơ hội để các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thái Lan vươn ra thị trường quốc tế."

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: www.etda.or.th, www.frost.com

Tác giả: Patcharee Taedangpetch

 

 

Issue 56

Một doanh nhân tiên phong người Thái tiết lộ bí quyết kinh doanh thành công ở nền kinh tế ASEAN đang phát triển nhanh này.

Myanmar có lẽ là thị trường mới nổi đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng nó là quê hương thứ hai của ông Kich Aungvitulsatit, giám đốc điều hành của Excellent United International, nhà phân phối độc quyền của 14 thương hiệu nổi tiếng về hàng tiêu dùng Thái Lan và Nhật Bản tại quốc gia đang phát triển này.

Aungvitulsatit bước chân vào thị trường Myanmar năm 1990 để phân phối nước tăng lực Red Bull và cá trích sốt cà hiệu Ba Cô Gái. Hiện nay, công ty của ông phân phối tổng cộng 14 mặt hàng như nước tăng lực Sponsor Thái Lan, kem chống muỗi ARS Nhật Bản, kem đánh răng thảo dược và các sản phẩm chăm sóc cá nhân Twin Lotus Thái Lan.

"Các sản phẩm xuất xứ Thái Lan được người dân Myanmar rất ưa chuộng bởi chất lượng cao cùng giá cả hợp lý", ông chia sẻ. "Tuy nhiên, doanh nghiệp Thái không nên quá tự tin bởi đối thủ cạnh tranh đang cải tiến chất lượng sản phẩm của họ, và hiện nay họ đã cho ra mắt một số mặt hàng với chất lượng tương đương Thái Lan."

Hiện tại, công ty đã có văn phòng ở Yangon, Mandalay và Myawaddy với khoảng 150 nhân viên trong đó có 12 người Thái. Công ty phân phối trực tiếp các sản phẩm thông qua siêu thị, cửa hàng tiện lợi và tiệm tạp hóa ở Yangon và thị trấn lân cận, đồng thời chỉ định đại lý phân phối hoạt động tương tự ở các tỉnh thành khác. Aungvitulsatit đặt mục tiêu sẽ có 30 đại lý phân phối và hơn 300 siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi nằm trong mạng lưới phân phối của ông trong năm 2017.

"Myanmar có nhu cầu cao về các sản phẩm tiêu dùng, vật liệu xây dựng, máy móc nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu và hạt giống", ông bổ sung. "Mặc dù Myanmar là vùng đất có nhiều cơ hội lớn, nhưng những vấn đề như mạng lưới giao thông vận tải hạn chế, đất đai đắt đỏ và thiếu hụt lao động tay nghề cao là những thách thức lớn khi muốn kinh doanh tại đất nước này."

Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Thái Lan cho thấy Myanmar là đối tác kinh doanh lớn thứ 18 của Thái Lan. Năm 2015, thương mại giữa hai nước được ghi nhận đạt 7,74 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Thái Lan sang Myanmar là 4,17 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu bao gồm nhiên liệu, nước giải khát, máy móc, xi măng, thép và các sản phẩm từ thép, hóa chất, ô tô và linh kiện ô tô, và hàng tiêu dùng.

Để khai thác thị trường mới này, ông Aungvitulsatit khuyên doanh nghiệp nên tuân thủ quy định và pháp luật, đồng thời tìm hiểu nền văn hóa Myanmar để nắm bắt hành vi và lối sống của người tiêu dùng. "Thuyết trình sản phẩm là phương pháp hữu hiệu nhất để tạo sự nhận biết thương hiệu tại Myanmar. Chuyên gia tiếp thị cần tập trung vào các hoạt động tiếp thị nhằm phát triển mạng lưới khách hàng", ông gợi ý.

Ông Aungvitulsatit tin rằng trong 10 năm tới, Myanmar sẽ có môi trường kinh doanh tốt hơn, với quy định có hiệu lực và chi phí đất đai hợp lý hơn, tạo nên một thời điểm hoàn hảo để bước vào thị trường. Tuy nhiên, ông khuyên mọi người nên cẩn trọng khi muốn tham gia thị trường vào lúc này.

"Bạn phải kiên định, nhẫn nại, làm việc chăm chỉ và nhất định không bỏ cuộc cho đến khi đạt được mục tiêu của mình", ông chia sẻ. "Hơn nữa, bạn nên hỗ trợ phát triển cộng đồng mà bạn đang hoạt động kinh doanh. Khi bạn có thắc mắc, hãy tìm lời khuyên từ những nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt tại thị trường."

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: www.euithailand.com

Tác giả: Somhatai Mosika

 

Issue 54

Với chuyên môn kinh doanh rộng và mạng lưới khu vực mạnh mẽ, V-Serve đặt mục tiêu dẫn đầu thị trường dịch vụ hậu cần.

Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), tạo ra một thị trường duy nhất vào cuối năm 2015 đã giúp ích cho rất nhiều công ty trong khu vực, nhất là những công ty trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần. Ông Tanit Sorat tin rằng V-Serve có vị trí lý tưởng để hưởng lợi từ sự tăng trưởng này.

"V-Serve sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ hậu cần liên quốc gia hàng đầu tại khu vực ASEAN," Chủ tịch tập đoàn V-Serve cho biết.

Kể từ khi thành lập vào năm 1980, V-Serve đã phát triển từ một công ty vận chuyển đơn lẻ thành một tập đoàn cung cấp các dịch vụ hậu cần tích hợp, từ xếp kho tới phân phối sản phẩm, thông quan và vận tải.

Theo ông Sorat, công ty hiện có khoảng 700 khách hàng, chủ yếu thuộc ngành ô tô, điện tử, hóa chất và thép, phần lớn khách là từ Nhật Bản. Công ty có cả tổ phụ trách Nhật Bản và Myanmar, với các nhân viên người bản xứ tư vấn cho khách hàng về thương mại, đầu tư và dịch vụ hậu cần.

"Chúng tôi có các nhân viên người bản xứ để phục vụ khách hàng nước ngoài, bởi chúng tôi tin họ sẽ biết cách cung cấp dịch vụ tốt nhất, phù hợp với yêu cầu của khách hàng Nhật," ông cho biết. Ông còn cho biết thêm, công ty hiện đã có dịch vụ tổng đài điện thoại 24/24 bằng tiếng Thái Lan và tiếng Anh, khách hàng có thể liên hệ với công ty vào bất cứ lúc nào.

Ông Sorat tin rằng AEC đã tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các công ty cung cấp dịch vụ hậu cần, nhưng V-Serve đã sẵn sàng cạnh tranh tại thị trường mở rộng này.

Công ty tư vấn toàn cầu Frost & Sullivan dự đoán rằng ngành dịch vụ hậu cần của Thái Lan sẽ tăng 7,5%, đạt 85,9 tỷ USD vào năm 2016. Nhìn chung, khu vực châu Á Thái Bình Dương đã mở rộng trung bình 7,6% mỗi năm từ năm 2011-2016 với tổng giá trị hơn 4 nghìn tỷ USD trong năm 2016.

"Mức độ cạnh tranh trong ngành này sẽ ngày càng khốc liệt, bởi có nhiều nhà cung cấp dịch vụ hậu cần nước ngoài thâm nhập khu vực để giành phần tại thị trường phát triển nhanh chóng này," ông Sorat cho biết.

Tuy nhiên, ông tự tin rằng thế mạnh của V-Serve nằm ở sự đổi mới, tính linh hoạt và cung cấp dịch vụ tùy chỉnh chất lượng cao, cùng đội ngũ nhân viên giàu chuyên môn sẽ giúp công ty trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều khách hàng.

"Chúng tôi cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế với giá Thái Lan," ông cho biết. "V-Serve có các đối tác địa phương rất mạnh ở các nước ASEAN, chúng tôi có văn phòng tại Myanmar và Penang, Malaysia, cũng như tại khu vực biên giới như huyện Sadao, Songkhla để hỗ trợ dịch vụ giữa Thái Lan và các nước lân cận.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.v-servelogistics.com

Tác giả: Somhatai Mosika

 

 

368531