Issue 52

 
 

Được thành lập vào năm 1976, Văn phòng Thương mại Nước ngoài tại Thái Lan (JFCCT) là nơi 33 văn phòng thương mại và hiệp hội kinh doanh cùng tham gia để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh tại Thái Lan.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là thúc đẩy thương mại và đầu tư tại Thái Lan," ông Stanley Kang, Chủ tịch JFCCT cho biết. "Chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với các công ty tư nhân Thái Lan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Thái mở rộng ra nước ngoài."

Theo ông Kang, JFCCT làm việc với chính phủ Hoàng gia Thái Lan cùng nhiều cơ quan chính phủ, từ Hội đồng Thương mại, Ban Đầu tư tới Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan nhằm tư vấn và đưa ra khuyến nghị cho các chính phủ nước ngoài vì lợi ích của nền kinh tế Thái Lan.

"Khi nền kinh tế Thái Lan giàu mạnh và phát triển, những thành viên trong đó cũng được hưởng lợi ích," ông Kang nói thêm.

Với hơn 90.000 thành viên, JFCCT tổ chức họp mặt cho nhiều ủy ban khác nhau, như Giáo dục và Kỹ năng, Việc làm, Công nghệ thông tin và truyền thông, Thương mại quốc tế, Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Du lịch nhằm phát triển các sáng kiến thúc đẩy thương mại. Các ủy ban làm việc với nhiều văn phòng thương mại và đại sứ quán để thảo luận về hiệp định thương mại tự do và các đàm phán thương mại khác, nhằm phát triển kỹ năng lao động trong lĩnh vực công nghệ, phần mềm, phần cứng và FinTech (công nghệ tài chính), để tư vấn về chính sách đối với ngành du lịch trong và ngoài nước, đồng thời tìm kiếm các sáng kiến đào tạo nghề.

"Một trong những nhiệm vụ gần đây nhất cho ủy ban các doanh nghiệp vừa và nhỏ là kết nối mạng lưới khởi nghiệp ở Đài Loan và Thái Lan," ông Kang chia sẻ. "Tại Thái Lan, hơn 90% doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ủy ban của chúng tôi có nhiệm vụ bảo đảm sự cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính bền vững. Chúng tôi hy vọng Thái Lan sẽ trở thành một xã hội cởi mở hơn, và cũng tin ta có thể thu hút thêm nhiều tài năng và cơ hội kinh doanh."

Với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ông Kang nhận thấy cơ hội để 10 quốc gia cùng mạnh lên chính là thông qua tăng cường vị thế đàm phán trên trường quốc tế. Ngoài ra, khu vực này còn có tiềm năng trở thành nam châm quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài.

Ông Kang cho biết thêm, trong tương lai gần, mức độ cạnh tranh trong khối AEC sẽ còn tăng cao.

"Đây là một cơ hội tốt để Thái Lan kết thêm bạn bè, giúp đỡ các nước láng giềng và gia tăng vị thế đàm phán khi là một phần của AEC," ông chia sẻ. "Thái Lan còn có quyền lực mềm, khi cả sự ảnh hưởng và văn hóa đều quan trọng."

Ông tin rằng nhiều khu vực kinh tế của Thái Lan có cơ hội để phát triển bền vững. "Thế mạnh của Thái Lan chính là, không có ngành công nghiệp siêu sao, tất cả đều rất cân bằng. Thái Lan rất tốt đẹp, bạn có thể đầu tư vào bất cứ điều gì."

Trong những năm sắp tới, JFCCT sẽ tiếp tục tư vấn cho chính phủ Thái Lan.

"Chúng tôi cam kết trở thành một phần của Thái Lan và sẽ tiếp tục duy trì cuộc đối thoại mở với các cơ quan chính phủ, cùng hợp tác để tạo ra tương lai tốt đẹp hơn," ông Kang nhấn mạnh.

Tác giả: Pimsirinuch Borsub

 

368702