Joining the Dots

Issue 56

Các nhà đầu tư Áo đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Thái Lan, cửa ngõ mở rộng lối vào khu vực ASEAN.

Năm 2015, giá trị xuất khẩu của Thái Lan sang Áo đạt 560 triệu euro, với 280 triệu thông qua con đường khác. Hiện nay, Áo muốn thu hút đối tác kinh doanh mới tại Thái Lan và khu vực.

Văn phòng Kinh tế Liên bang được biết đến với tên Advantage Austria ("Thuận lợi Nước Áo") hoạt động với hơn 110 văn phòng tại 80 quốc gia cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh thông minh hướng đến các doanh nghiệp Áo cũng như các đối tác kinh doanh quốc tế. Một trong những văn phòng của họ được đặt tại Thái Lan.

Ông Gunther Sucher, Tham tán thương mại tại Đại sứ quán Áo kiêm đại diện của văn phòng Advantage Austria tại Thái Lan đã từng làm việc tại Colombia, Hong Kong, Hungary và Ireland trước khi đến Thái Lan.

"Tổ chức cung cấp những nghiên cứu và hỗ trợ gia nhập thị trường, xác định đối tác kinh doanh cụ thể và sắp xếp cuộc gặp giữa các doanh nghiệp", ông Sucher cho biết. "Chúng tôi tổ chức các sự kiện thương mại, phái đoàn thương mại và giúp Áo có mặt tại hội chợ thương mại ở Bangkok. Chúng tôi đồng thời cũng hỗ trợ các nhà nhập khẩu Áo lấy nguồn sản phẩm từ Thái Lan."

Ông Sucher tiết lộ rằng 90% xuất khẩu của Áo sang Thái Lan là hàng hoá công nghiệp, chủ yếu là máy móc chuyên dụng, công nghệ môi trường, giấy và hoá chất. Áo nổi tiếng về đồ ăn thức uống chất lượng cao, bao gồm cả rượu vang.

"Thái Lan xuất khẩu sang Áo phần lớn là các loại xe, phụ tùng ô tô, linh kiện điện tử, sản phẩm từ da, dệt may, thuỷ tinh và trang sức, đặc biệt nhất là trang sức Swarovski", ông nói.

Swarovski là nhà đầu tư Áo lớn tại Thái Lan với một số nhà máy trên toàn quốc sử dụng khoảng 10.000 nhân công. Một nhà đầu tư khác là Hệ thống đường sắt Voestalpine. "Họ sẽ bắt đầu sản xuất các thanh đường chuyển hướng tại Thái Lan vào mùa thu năm nay rồi phân phối cho toàn khu vực, phản ánh tiềm năng lớn về xây dựng đường sắt trong thị trường ASEAN", ông Sucher chia sẻ.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Thái-Áo tại Sattahip, được thành lập với sự hỗ trợ của Áo cách đây gần 50 năm, là một ví dụ nữa cho sự hợp tác tốt đẹp giữa 2 quốc gia. Trường cung cấp các khoá học chuyên môn bao gồm bảo dưỡng đường sắt, lĩnh vực mà Áo rất giàu kinh nghiệm.

Năm nay, bên cạnh các buổi tiệc thử rượu vang đặc biệt, Advantage Austria sẽ tổ chức các sự kiện thương mại cụ thể trong lĩnh vực an ninh và ngăn ngừa thảm hoạ. Năm tới, tổ chức này sẽ tập trung vào kỹ thuật và năm 2018 là công nghệ y khoa.

Theo ông Sucher, khu vực CLMVT (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan) có thể tạo ra lợi ích cho nhau nếu bắt tay hợp tác, đặc biệt là trao đổi lao động có tay nghề. Riêng Thái Lan cần xây dựng dựa trên những lợi thế chiến lược của mình.

"Điểm mạnh của Thái Lan là cơ sở hạ tầng phát triển tốt, vị trí địa lý thuật lợi kết nối hàng không và đường và biển", ông cho biết, bổ sung vào lý do khi ngày càng nhiều doanh nghiệp Áo đang xem xét thiết lập doanh nghiệp tại Thái Lan. "Áo đánh giá Thái Lan sẽ có sự phát triển tích cực và ổn định trong tương lai. Hiện tại có một số gói đầu tư lớn mới, chứng minh rằng chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tương lai của Thái Lan."

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: www.advantageaustria.org/th

Tác giả: Pimsirinuch Borsub

 

Issue 55

Phó Chủ tịch chuyên trách Tài năng và Văn hóa của Accor chia sẻ về việc lực lượng lao động đầy nhiệt huyết của tập đoàn tại ASEAN đã khiến khu vực này trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn hơn nữa.

Mỗi năm, khu vực ASEAN lại có một lượng du khách rất lớn. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Ban Thư ký ASEAN, trong năm 2015, khoảng 98 triệu khách du lịch quốc tế đã đến thăm các nước ASEAN, tăng 7,3% so với năm trước đó. Các thành viên nhóm CLMVT (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan) đón 44,42 triệu du khách, chiếm 42% tổng số du khách đến ASEAN.

Để đáp ứng lượng du khách gia tăng, ngày càng nhiều khách sạn được mở ra trên khắp khu vực, vì thế đòi hỏi phải có lực lượng lao động chất lượng. Christophe Lejeune, Phó Chủ tịch chuyên trách Tài năng và Văn hóa của chuỗi khách sạn Accor, Khu vực phía trên Đông Nam Á và Đông Bắc Á, đã chứng kiến những thay đổi trong ngành du lịch và khách sạn tại ASEAN trong hai thập niên vừa qua, ông tin rằng lực lượng lao động mạnh mẽ tại khu vực sẽ trở thành lợi thế cho ngành.

"Trong những năm 1980, tôi đã tới Thái Lan và nhận thấy ngành khách sạn ở đây rất mạnh, tôi khá ấn tượng với chất lượng của các sản phẩm du lịch," ông Lejeune chia sẻ. "Tôi gia nhập Novotel Rayong vào năm 1995, và từ đó làm việc cho Accor tại Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Campuchia."

Ông Lejeune cho biết thế mạnh số một của Thái Lan chính là ở con người. "Một lượng lớn du khách vẫn quay lại Thái Lan bởi nơi đây rất đặc biệt: người Thái có lòng hiếu khách chân thành, khiến du khách thấy được chào đón. Người dân biết cách làm các vị khách cảm thấy đặc biệt."

"Người dân khu vực ASEAN thật sự rất quan tâm đến ngành dịch vụ," ông Lejeune nói thêm. "Lực lượng lao động ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam rất trẻ và năng động. Tôi thấy người dân Đông Nam Á rất giống những doanh nhân khởi nghiệp: họ rất linh hoạt và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Họ còn rất muốn nhanh chóng thử những thứ mới." Ông Lejeune tin rằng gần đây có sự thay đổi trong việc tuyển dụng.

"Chúng tôi phải cạnh tranh cả về tiền lương và con đường phát triển sự nghiệp," ông Lejeune cho biết. "Với "thế hệ công dân thời đại kỹ thuật số", việc xây dựng thương hiệu cho nhân viên là rất quan trọng. Lớp trẻ rất quan tâm đến mô hình kinh doanh và những vấn đề như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và tính bền vững của công ty."

Ông chia sẻ rằng, do sự thay đổi về bản chất của lực lượng lao động, giờ đào tạo nhân viên đi theo mô hình 70:20:10: 70% đào tạo trực tiếp theo nhóm, bao gồm hội thảo và hội nghị, 20% là các hoạt động học trực tuyến tại các trang web như hội thảo trực tuyến, và chỉ 10% là đào tạo trực tiếp theo cá nhân.

"Khi các công ty ngày một lớn mạnh, ta không thể chỉ dựa vào đào tạo trực tiếp theo cá nhân, như vậy rất tốn thời gian," ông Lejeune cho biết.

Ông tin rằng mối liên kết trong khu vực ASEAN khiến khách du lịch rất tiện ghé thăm nhiều quốc gia một lượt, bởi mỗi môt nước lại có bản sắc văn hóa riêng. Trong năm 2017, Accor dự định mở tổng cộng 19 khách sạn mới ở Thái Lan, Lào, Việt Nam và Myanmar, bên cạnh 92 khách sạn hiện tại ở những nước này.

"Các doanh nghiệp tại Đông Nam Á phát triển theo hướng rất năng động. Thái Lan là cửa sổ để nhìn ra phần còn lại của châu Á, thế nên chúng tôi rất cần đặt những khách sạn quan trọng tại đây - SO Sofitel, Muse Bangkok của MGallery và Pullman. Hiện tại chúng tôi mở khoảng 1 khách sạn mỗi tuần tại châu Á."

Tác giả: Pimsirinuch Borsub

 

 

Issue 53

Tiềm năng của siêu thị Thái Lan đang tạo ra một thị trường hấp dẫn cho các công ty thực phẩm Malaysia.

Ngành hàng bán lẻ Thái Lan đang tăng khoảng 10%, trở thành một thị trường lớn và một phần quan trọng của khối ASEAN.

"Ngày càng nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi được mở, lẽ tất yếu họ sẽ cần các sản phẩm đa dạng hơn," ông Niqman Rafaee M. Sahar, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Malaysia cho biết. "Malaysia có thể đem đến lượng sản phẩm đa dạng cho thị trường."

Ông Sahar coi THAIFEX là hội chợ thương mại quan trọng để giới thiệu sản phẩm tại các thị trường trong khu vực. "Có hơn 70 công ty Malaysia tham dự THAIFEX để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của Malaysia," ông cho biết. Thêm vào đó, chính phủ Malaysia quảng bá những sản phẩm này thông qua Hội phát triển ngoại thương Malaysia Matrade.

Những ông lớn trong cuộc chơi đến từ Thái Lan, như CP, Makro, Big C và Berli Jucker đã nhận thấy cơ hội mà sản phẩm Malaysia mang lại.

"Thái Lan là thị trường hấp dẫn không chỉ với khách hàng trong nước, mà còn với những du khách nước ngoài tới đây mua sắm," ông cho biết. Những sản phẩm tiêu biểu bao gồm đồ ăn nhẹ, sôcôla, kẹo, thực phẩm chế biến và đồ uống. "Đây là những sản phẩm mà người tiêu dùng đang tìm kiếm."

Theo ông Sohar, quy mô thị trường Thái Lan đang tăng 3,5% đối với đồ ăn, thức uống, và tăng 20-25% đối với sản phẩm chế biến sẵn," ông cho biết. "Mọi người cũng đang rất quan tâm đến những sản phẩm tốt cho sức khỏe, nhất là tầng lớp trung lưu. Malaysia có thể cung cấp đồ ăn tốt cho sức khỏe, sản phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhẹ và bánh kẹo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chính phủ và Matrade đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá các sản phẩm này."

Ông Sohar tin rằng sản phẩm Thái Lan và Malaysia nhắm đến thị trường khác nhau. "Các nhà sản xuất tại Thái Lan nhắm đến khách hàng có mức thu nhập thấp và trung bình, còn sản phẩm Malaysia xuất khẩu sang Thái Lan lại thuộc hàng cao cấp."

Chính phủ Malaysia còn đưa ra những ưu đãi đầu tư cho các công ty Thái. "Hiện đã có những công ty Thái Lan đầu tư tại Malaysia, như siêu thị CP, Central và Tops. Họ có thể đem sản phẩm Thái Lan đến thị trường Malaysia," ông cho biết.

Ông Sohar tin rằng, tìm kiếm đối tác thích hợp khi đầu tư vào Thái Lan là rất quan trọng. "Các công ty Malaysia muốn bước vào thị trường Thái Lan cần tìm một đối tác tốt tại đây. Đối tác có thể hỗ trợ hoặc hướng dẫn họ về quy định tại địa phương, qua đó các sản phẩm sẽ tới thị trường nhanh hơn, với giá cả thấp hơn," ông chia sẻ.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.matrade.gov.my

Tác giả: NatthineeRatanaprasidhi

Issue 54

Bangladesh và Thái Lan mong muốn tạo dựng mối quan hệ thân thiết thông qua thương mại song phương và đầu tư.

Với giá trị thương mại song phương đạt 903 triệu USD trong năm 2015, Thái Lan và Bangladesh có rất nhiều cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng vẫn cần được khám phá trong nhiều ngành công nghiệp, phát biểu của bà H.E. Saida Muna Tasneem, Đại sứ Bangladesh tại Thái Lan.

"Bangladesh và Thái Lan đã có 44 năm quan hệ song phương, hai nước chúng ta vừa gần về khoảng cách địa lý lại vừa có kết nối về mặt văn hóa," bà Tasneem cho biết. "Sẽ có lợi cho đôi bên nếu hai nước giao dịch thương mại nhiều hơn."

Từ ngày 30/5 đến 1/6, Đại sứ quán Bangladesh tại Bangkok, cùng Cục Xúc tiến Xuất khẩu và Bộ Thương mại Bangladesh đã hợp tác tổ chức Triển lãm Thương mại và Đầu tư 2016 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Queen Sirikit với mục tiêu kết nối sản phẩm, dịch vụ và cơ hội đầu tư của Bangladesh với thị trường và doanh nghiệp Thái Lan.

Sự kiện đã chứng tỏ thành công trong việc kết nối doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách cấp cao từ cả hai nước cùng tham dự buổi thảo luận về phương thức tăng cường thương mại và đầu tư giữa đôi bên. Hơn 60 công ty Bangladesh có gian hàng trưng bày sản phẩm và dịch vụ tại triển lãm, buổi trình diễn thời trang lụa "Bangladesh-Thái Lan Sợi dây Di sản" phác họa sắc nét ngành dệt lụa truyền thống của cả hai nước.

"Triển lãm tập trung trình bày các sản phẩm lụa, đồ da, đồ gốm, sứ xương và dược phẩm của Bangladesh," bà Tasneem chia sẻ. "Bangladesh xuất khẩu dược phẩm tới hơn 100 quốc gia ở Bắc Mỹ, Mỹ Latin, châu Âu và các nước ASEAN, trong đó có Myanmar. Chúng tôi hiện đang muốn tiếp cận thị trường Thái Lan bởi nơi đây có ngành công nghiệp du lịch y tế rất lớn cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ quát cần nhập khẩu dược phẩm."

Hiện tại, hàng xuất khẩu từ Bangladesh sang Thái Lan chỉ giới hạn ở đay và các sản phẩm từ đay, hàng may sẵn (RMG) và một lượng nhỏ dược phẩm. Xuất khẩu từ Thái Lan bao gồm sản phẩm tiêu dùng trong đó có đồ dùng tắm rửa, đồ ăn và rau củ, gạch clinke, quặng và hóa chất, máy móc. Các công ty Thái Lan hiện đang đầu tư 605 triệu USD vào Bangladesh thông qua 96 dự án, do các công ty hàng đầu Thái Lan như Tập đoàn CP, Ital-Thai và SCG dẫn dắt.

Một lĩnh vực nữa rất đáng để đầu tư là ngành nông nghiệp và chế biến nông sản.

"Thái Lan là nhà vô địch về chế biến nông sản, trong khi Bangladesh cũng rất nổi tiếng về trái cây nhiệt đới như xoài, mít, vải và dứa," bà Tasneem nhấn mạnh. "Có rất nhiều cơ hội cho các công ty Thái Lan chế biến trái cây tại Bangladesh, rồi bán trong nước hoặc xuất khẩu, nhất là khi Bangladesh được miễn hoàn toàn thuế khi tiếp cận thị trường châu Âu."

Cả hai nước hiện đang tập trung tăng cường thương mại song phương thông qua Ủy ban Hợp tác Thương mại (JTC) do Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Apiradi Tantraporn và Bộ trưởng Bộ Thương mại Bangladesh Tofail Ahmed đứng đầu.

"Các Bộ trưởng đã đồng ý gặp mặt tại buổi họp JTC lần thứ tư tại Dhaka trong năm 2016, chúng tôi hy vọng qua đây sẽ hiểu thêm về chính sách thương mại của nhau," bà Tasneem tiết lộ. "Hiện tại chưa có Hiệp định thương mại tự do FTA giữa hai nước, nhưng vấn đề này sẽ được nêu ra trong buổi họp JTC sắp tới."

Đại sứ Bangladesh đang theo sát nhiều dự án nhằm đảm bảo thương mại giữa hai nước sẽ gia tăng trong tương lai gần.

"Chúng tôi đang cố gắng tạo ra các cuộc đối thoại về thương mại trong khu vực tư nhân với nhiều vấn đề, như khả năng tạo dựng quyền tiếp cận miễn thuế giữa ngành dệt may Thái Lan và ngành RMG Bangladesh, cải thiện về vấn đề vận chuyển thông qua thỏa thuận vận chuyển đường ven biển, điều này sẽ cho phép hàng hóa được vận chuyển giữa Thái Lan và Bangladesh trong vòng ba ngày, và còn giới thiệu BIMSTEC (Sáng kiến vùng vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực), Thẻ Đi lại Doanh nhân dành cho doanh nhân hai nước," bà cho biết thêm.

Tác giả: Pimsirinuch Borsub

Issue 52

 
 

Với mức tăng trưởng ổn định 20% mỗi năm, ngành công nghiệp nhượng quyền thương mại của Thái Lan tạo ra cơ hội tuyệt vời cho những doanh nhân trẻ.

"Một thương hiệu nhượng quyền có thể là một lựa chọn tốt cho bất cứ ai muốn tự kinh doanh, nhất là sinh viên tốt nghiệp không muốn đi làm văn phòng," ông Saward Mitaree, Chủ tịch Hiệp hội Nhượng quyền và nhà sáng lập công ty Smart Brain cho biết. "Mua nhượng quyền thương hiệu giúp họ học được cách thức, rồi sau đó có thể tự bắt đầu kinh doanh."

Nền công nghiệp nhượng quyền thương mại đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua, ông Mitaree dự đoán mức tăng trưởng sẽ vẫn tăng mạnh, mức độ cạnh tranh trong tương lai sẽ còn cao hơn nữa khi có thêm nhiều thương hiệu mới trên thị trường và nhiều người muốn tự kinh doanh.

Theo số liệu của Sở Phát triển Kinh doanh thuộc Bộ Thương mại, thị trường nhượng quyền thương mại đạt 7 tỷ USD (250 tỷ baht) trong năm 2015. Như vậy là chiếm khoảng 9% thị trường bán lẻ của Thái Lan.

Theo Thaifranchisecenter.com, năm 2016 Thái Lan có 505 thương hiệu nhượng quyền với thương hiệu thức ăn, đồ uống và kem chiếm 45,15% (hay 228 thương hiệu), thương hiệu giáo dục chiếm 17,43% (hay 88 thương hiệu). Xét về số lượng các thương hiệu, ngành công nghiệp tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm trong vòng 10 năm qua.

"Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh này, bạn phải có kế hoạch tốt, tìm hiểu kỹ lượng hệ thống thương hiệu nhượng quyền và tiến hành làm việc theo đúng kế hoạch," ông Mitaree nói rõ. "Đồ ăn Thái vốn rất nổi tiếng trên thị trường thế giới, chúng ta lại có rất nhiều đầu bếp giỏi. Hiện tại, một số nhà hàng và cửa hàng café nổi tiếng Thái Lan đã mở rộng thị trường sang các nước khối CLMV, như Chokdee Dimsum, Black Canyon và Chai See Bamee Giaw. Người Thái vốn nổi tiếng về thái độ phục vụ tốt, điều này rất có lợi cho khu vực dịch vụ."

Smart Brain là thương hiệu nhượng quyền số học trí tuệ quốc tế được thành lập ở Thái Lan vào năm 1996. Ông Mitaree tin rằng có rất nhiều tiềm năng cho các thương hiệu giáo dục, như trường dạy dấu ăn, học viện spa và dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.

Đối với thương hiệu Smart Brain, ông Mitaree có kế hoạch lập ra những trung tâm kinh doanh ở vài khu vực nhất định, chẳng hạn chọn Kuwait làm trung tâm cho vùng Trung Đông, và Anh làm trung tâm của thị trường châu Âu.

"Với thế mạnh là các khóa học và hoạt động hiệu quả, chất lượng bảo đảm, nghiên cứu & phát triển tốt, cùng đội ngũ giảng viên giỏi, Smart Brain đã và đang giúp tăng cường khả năng tập trung, suy nghĩ, trí nhớ, đọc và viết của trẻ em," ông nói thêm.

Hiện tại, Smart Brain có 421 trung tâm tại Thái Lan cùng những bên mua thương hiệu tại Tunisia, Pakistan, Ả rập Xê-út, Anh và Ấn Độ. Hãng dự định mở thêm nhiều trung tâm mới ở Qatar và các tiểu vương quốc Ả rập vào tháng 7 năm 2016.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.smartbrain.comwww.fla.or.th

Tác giả: Somhatai Mosika

 

368005