Industry

Issue 49

Nền công nghiệp hoạt hình Thái Lan vững vàng tiến bước với thế hệ họa sĩ tài năng mới.

Nền công nghiệp sáng tạo của Thái Lan chịu ảnh hưởng từ cả khối tư nhân và nhà nước, từ những xưởng phim hoạt hình mới thành lập đến những hỗ trợ từ Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế (DITP) và Sở Xúc tiến Nền công nghiệp Phần mềm (SIPA).

Tháng 12 năm 2015, DITP và SIPA đã đưa 5 công ty sản xuất phim hoạt hình Thái Lan tới Hội nghị cấp cao về Hoạt hình châu Á (AAS 2015) được tổ chức tại đảo Jeju, Hàn Quốc.

"Mục tiêu của chúng tôi là cho thấy tiềm năng của các công ty sản xuất phim hoạt hình Thái Lan tại sự kiện tầm cỡ quốc tế, nơi có nhiều cơ hội hợp tác với các chuyên viên hoạt hình, nhà đầu tư, đối tác và phát thanh viên nổi bật." Cục trưởng DITP Malee Choklumlerd phát biểu trước sự kiện.

Hãng phim Moon house là một trong 5 hãng phim hoạt hình được lựa chọn tham dự sự kiện lần này, do Kid Screen Hàn Quốc tổ chức.

"Tại hội nghị AAS 2015, chúng tôi đã giới thiệu dự án cho các nhà phân phối đến từ khắp nơi trên thế giới. Đó quả là một cơ hội vàng, chúng tôi cũng được biết thêm về phương pháp sản xuất phim hoạt hình tại các nước khác," nhà sáng lập hãng phim Moon house, Pavidcha Arayaphong chia sẻ.

 

Sau hơn 10 năm làm chuyên viên hoạt hình tại Mỹ, năm 2015, anh Arayaphong trở về Thái Lan để mở hãng phim riêng.

"Hồi nhỏ, tôi rất thích vẽ vời và xem phim hoạt hình. Sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc, tôi sang Mỹ để tiếp tục học," anh Arayaphong chia sẻ. "Bạn cùng phòng rủ tôi cùng tham gia lớp hoạt hình, tôi bắt đầu học hoạt hình từ đó. Sau đó, tôi ở Mỹ 14 năm để học, đồng thời làm nhà thiết kế tiền kỳ."

Anh Arayaphong cho biết, để hoàn thành một phim hoạt hình có khi phải mất 6-7 năm, từ giai đoạn tiền kỳ tới lúc phát hành phim.

"Trong các phim hoạt hình tôi tham gia tại Mỹ có Biệt đội chim cánh cụt vùng Madagascar và Phép thuật lạ kỳ. Ở nước bạn, tôi còn hợp tác với hãng phim Dreamworks và Lucas," anh nói thêm.

Anh Arayaphong tin rằng nền công nghiệp hoạt hình Thái Lan đã đi được một chặng đường dài. Anh chia sẻ, hiện tại có rất nhiều phần mềm dành cho chuyên viên hoạt hình, đồng thời các chuyên gia trong ngành cũng luôn muốn học hỏi điều mới và phát triển kỹ năng. Anh cho biết thêm, các cử nhân mới tốt nghiệp từ các trường đại học như Silpakorn hay Mahidol sản xuất các phim hoạt hình rất hay, có thể thấy qua luận án tốt nghiệp của họ.

"Bản chất của phim hoạt hình là kể chuyện. Tôi tin rằng nếu làm tốt điều đó, phim hoạt hình Thái Lan sẽ thành công," anh chia sẻ. "Những người tham gia nền công nghiệp này có trình độ cao và sẵn sàng nắm bắt cơ hội làm phim hoạt hình mới."

Mục tiêu của anh Arayaphong là sản xuất những bộ phim hoạt hình chất lượng, được khán giả yêu thích. "Nội dung phim không cần phải tập trung vào nền văn hóa Thái Lan, mà có thể là bất cứ điều gì vui vẻ và có tính giải trí," anh cho biết.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang http://m-h-studio.com

Thông tin do DITP cung cấp

Tác giả: Pimsirinuch Borsub

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Issue 48

Robot cải tiến bởi một doanh nghiệp Thái Lan đang thay đổi diện mạo cho việc chăm sóc người già tại chỗ, hiệu quả ngang tầm Nhật Bản.

Theo Liên đoàn Robot Thế giới, Châu Á, bao gồm Úc và New Zealand là thị trường lớn nhất dành cho robot với khoảng 139.300 robot công nghiệp được bán vào năm 2014, tăng 41% so với năm 2013.

Các doanh nghiệp Thái Lan đã và đang tự phát triển robot, nhờ vào các sinh viên tài năng từng nhận giải thưởng thế giới về công nghệ robot.

"Một lượng đông đảo sinh viên đại học có các kỹ năng cần thiết, nhưng rất ít nơi nhận cử nhân làm việc trong ngành robot." ông Chalermpon Punnotok, CEO công ty Robot CT Châu Á cho biết. "Công ty chúng tôi chỉ tập trung vào robot hỗ trợ tại bệnh viện và ở nhà."

Đối với người cao tuổi, một việc đơn giản như đi khám cũng có thể rất khó khăn. Được phát triển từ năm 2009, robot Dinsow có thể chăm sóc người già và bệnh nhân bằng việc nhận diện chuyển động cơ thể và dấu hiệu của con người, nó có các thiết bị cảm biến đóng vai trò cổng kết nối cho việc khám bệnh từ xa.

"Điểm khiến chúng tôi khác biệt trên thị trường là: robot của các hãng sản xuất khác chỉ đơn thuần là máy móc thiết bị, thiếu sự kết nối với con người. Còn Dinsow (Bút chì) có thể cười và ngay cả cái tên nghe cũng thật gần gũi."

Được giới thiệu vào năm 2015, mẫu Dinsow mới nhất, Dinsow Mini, có kích cỡ nhỏ để có thể đặt cạnh bệnh nhân ốm nằm liệt giường. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân có thể đi lại, có những mẫu robot lớn hơn có thể đi theo họ.

"Người già thường cảm thấy cô đơn," ông Punnotok chia sẻ. "Không phải lúc nào họ cũng ốm nhưng lại luôn thấy lẻ loi. Với robot này, con cháu họ có thể gọi điện đến, nói chuyện trực diện và gửi các đoạn băng, nhạc. Robot còn có chức năng tập luyện thể dục và cầu nguyện." Ông cho biết thêm, robot này hiện đang được sử dụng tại nhiều nhà dưỡng lão tại Nhật Bản.

Nhiều bệnh viện tại Bangkok như Chulalongkorn và Phayathai hợp tác với công ty robot CT Châu Á cùng phát triển robot thông qua việc sử dụng robot đối với bệnh nhân. "Việc sử dụng robot ở bệnh viện vẫn đang trong giai đoạn phát triển và sẽ được áp dụng trên diện rộng từ giữa năm 2016 trở đi," ông khẳng định.

Theo ông Punnotok, công ty hiện đã nhận được đơn hàng từ các cá nhân, bệnh viện và nhà dưỡng lão. Ông giải thích thêm, chuỗi cung ứng ô tô ở Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong việc giữ giá thành ở mức thấp bởi nhiều bộ phận robot có thể lấy từ ngành công nghiệp ô tô.

Hợp tác là động lực chính của công ty robot CT Châu Á. "Tôi không phải kỹ sư, mà là người làm marketing," ông Punnotok chia sẻ. "Chúng tôi có các chuyên viên thiết kế đồ họa, nhân viên marketing, các kỹ sư từ nhiều chuyên ngành, và còn hợp tác với nhiều bệnh viện để phát triển robot. Mục tiêu lâu dài của tôi là phát triển loại robot hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa, dành cho các bệnh nhân sống xa trung tâm thành phố và bệnh viện."

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.ctasia.com

Tác giả: Pimsirinuch Borsub

 

 

Issue 46

Bộ Thương mại Thái Lan đang đẩy mạnh ngành công nghiệp cao su thông qua các hoạt động kết nối kinh doanh.

Ngành công nghiệp cao su của Thái Lan là rất lớn với khả năng sản xuất khoảng 4 triệu tấn cao su tự nhiên mỗi năm. Trong năm 2015, thu nhập từ xuất khẩu cao su đạt 5 tỷ US$ với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su lên tới 6.85 tỷUS$. Các nhà nhập khẩu hàng đầu của cao su Thái Lan là Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Từ ngày 29 tháng 2 đến mồng 2 tháng 3, 150 nhà nhập khẩu cao su từ 28 quốc gia, bao gồm Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Hàn Quốc và Ả rập Sau di đã tham gia vào các cuộc đàm phán kinh doanh với 109 công ty Thái Lan tại Khách sạn Centara Grand, Trung tâm thương mại Central Plaza Ladprao, Bangkok.

Bộ trưởng Bộ Thương mại ApiradeeTantraporn cho biết "Bộ Thương mại cho rằng các hoạt động kết nối kinh doanh sẽ là một bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp cao su Thái Lan trong việc xây dựng các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Hơn nữa, các hoạt động này sẽ tạo cơ hội mới cho cáccông ty Thái Lan để đáp ứng khách hàng mới tiềm năng từ các nước khác nhau."

Tại sự kiện này, Von Bundit, một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất của Thái Lan, đã ký Biên bản ghi nhớ với tổng cộng hơn 110.000 tấn cao su với ba nhà nhập khẩu Trung Quốc –Công ty Qingdao Rilian, Công ty Xuất nhập khẩuThượng Hải Han Thanh và Công ty Công nghiệp Thượng Hải Ting Thanh.

Sản phẩm cao su Para nhậnđược nhiều sựquan tâm nhất, bao gồm lốp xe, gối cao su, nệm, cao su tự nhiên, găng tay cao su và các bộ phận ô tô làm từ cao su.

Chính phủ Thái Lan đã thành lập các trung tâm sản xuất, tiếp thị và nghiên cứu công nghệ với mục đích sản xuất cao su chất lượng cao nhất và để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bà ParimonCharoonthan, giám đốc tiếp thị của Ủy ban Cao su Thái Lan, cho rằng các cuộc đàm phán kinh doanh sẽ giúp ngành công nghiệp cao su Thái Lan tìm thấy cơ hộiđầu tư và mở rộng ở nước ngoài.

Bà còn cho biết "Ủy ban Cao su Thái Lan sản xuất loại cao su côđặc thành latex và dạng khối. Tôi nghĩ rằng những cuộc đàm phán kinh doanh với khách hàng nước ngoài sẽ đem đến nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp cao su để tiếp tục mở rộng thị trường".

"Chúng tôi có nhiều cơ sở ở miền nam và đông bắc Thái Lan. Hiện tại chúng tôi chủ yếu bán cao su cho các nhà sản xuất, nhưng đơn vị chế biến vật liệu cao su thành các sản phẩm cao su. Từ những cuộc đàm phán kinh doanh, chúng tôi hy vọng sẽ tìmđược một số khách hàng nước ngoài quan tâm đến các sản phẩm chế biến từcao su. "

Sự kiện này triển lãm nhữngđặc trưng về sản xuất cao su, tổ chức các chuyến du lịch nhà máy để giúp quảng bá hình ảnh cao su Thái Lan. Các cuộc đàm phán này dự kiến sẽ tạo ra hơn 10 tỷ bath thương mại.

Tác giả: PimsirinuchBorsub

 

 

Bộ Thương mại Thái Lan đang đẩy mạnh ngành công nghiệp cao su thông qua các hoạt động kết nối kinh doanh.

 

Ngành công nghiệp cao su của Thái Lan là rất lớn với khả năng sản xuất khoảng 4 triệu tấn cao su tự nhiên mỗi năm. Trong năm 2015, thu nhập từ xuất khẩu cao su đạt 5 tỷ US$ với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su lên tới 6.85 tỷUS$. Các nhà nhập khẩu hàng đầu của cao su Thái Lan là Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

 

Từ ngày 29 tháng 2 đến mồng 2 tháng 3, 150 nhà nhập khẩu cao su từ 28 quốc gia, bao gồm Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Hàn Quốc và Ả rập Sau di đã tham gia vào các cuộc đàm phán kinh doanh với 109 công ty Thái Lan tại Khách sạn Centara Grand, Trung tâm thương mại Central Plaza Ladprao, Bangkok.

 

Bộ trưởng Bộ Thương mại ApiradeeTantraporn cho biết "Bộ Thương mại cho rằng các hoạt động kết nối kinh doanh sẽ là một bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp cao su Thái Lan trong việc xây dựng các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Hơn nữa, các hoạt động này sẽ tạo cơ hội mới cho cáccông ty Thái Lan để đáp ứng khách hàng mới tiềm năng từ các nước khác nhau."

 

Tại sự kiện này, Von Bundit, một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất của Thái Lan, đã ký Biên bản ghi nhớ với tổng cộng hơn 110.000 tấn cao su với ba nhà nhập khẩu Trung Quốc –Công ty Qingdao Rilian, Công ty Xuất nhập khẩuThượng Hải Han Thanh và Công ty Công nghiệp Thượng Hải Ting Thanh.

 

Sản phẩm cao su Para nhậnđược nhiều sựquan tâm nhất, bao gồm lốp xe, gối cao su, nệm, cao su tự nhiên, găng tay cao su và các bộ phận ô tô làm từ cao su.

 

Chính phủ Thái Lan đã thành lập các trung tâm sản xuất, tiếp thị và nghiên cứu công nghệ với mục đích sản xuất cao su chất lượng cao nhất và để đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

ParimonCharoonthan, giám đốc tiếp thị của Ủy ban Cao su Thái Lan, cho rằng các cuộc đàm phán kinh doanh sẽ giúp ngành công nghiệp cao su Thái Lan tìm thấy cơ hộiđầu tư và mở rộng ở nước ngoài.

 

Bà còn cho biết "Ủy ban Cao su Thái Lan sản xuất loại cao su côđặc thành latex và dạng khối. Tôi nghĩ rằng những cuộc đàm phán kinh doanh với khách hàng nước ngoài sẽ đem đến nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp cao su để tiếp tục mở rộng thị trường”.

 

"Chúng tôi có nhiều cơ sở ở miền nam và đông bắc Thái Lan. Hiện tại chúng tôi chủ yếu bán cao su cho các nhà sản xuất, nhưng đơn vị chế biến vật liệu cao su thành các sản phẩm cao su. Từ những cuộc đàm phán kinh doanh, chúng tôi hy vọng sẽ tìmđược một số khách hàng nước ngoài quan tâm đến các sản phẩm chế biến từcao su. "

 

Sự kiện này triển lãm nhữngđặc trưng về sản xuất cao su, tổ chức các chuyến du lịch nhà máy để giúp quảng bá hình ảnh cao su Thái Lan. Các cuộc đàm phán này dự kiến sẽ tạo ra hơn 10 tỷ bath thương mại.

 

Tác giả:  PimsirinuchBorsub

Issue 47

 
 

Các doanh nghiệp thời trang hàng đầu Thái Lan trưng bày các dự án tại sự kiện BIFF & BIL 2016 tháng Ba này với tên gọi Trung tâm Thời trang Bangkok

Với sự hỗ trợ từ Cục Xúc tiến Công nghiệp (DIP) và Viện phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (ISMED), nhóm 42 công ty thời trang đã khôi phục chiến dịch Công ty Thời trang Bangkok từng bị hủy vào năm 2006. Với tên gọi mới Trung tâm Thời trang Bangkok (BFC), sự kiện đón nhận các nhà sản xuất trong ngành công nghiệp thời trang tại Thái Lan.

"Tất cả chúng tôi được Viện phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ đào tạo và tư vấn để không chỉ phát triển sản phẩm và tạo ra bộ sưu tập thể hiện bản sắc riêng của từng nhóm, mà còn học cách điều chỉnh bản thân để hợp tác tại thị trường thế giới," ông Molee Maneechot, giám đốc điều hành Maneesilp cho biết. Công ty đã bán giày da thủ công tại Thái Lan và nhiều nơi ở nước ngoài như Milan và Lausanne trong 25 năm qua.

Ông Sakchai Boonyanusith, thuộc công ty sản xuất lụa truyền thống Thái Lan Taew Thai Silk, cho biết Trung tâm Thời trang Bangkok là sự hợp tác giữa các công ty tư nhân nhằm tiếp cận một cách thiết thực tới nền công nghiệp thời trang Thái Lan. "Các thành viên trong nhóm có thể chia sẻ hiểu biết về mọi thứ, từ nguyên liệu thô tới phương pháp, kỹ thuật với các thành viên khác," ông chia sẻ. "Điều này giúp chúng tôi mở rộng góc nhìn và tăng khả năng sáng tạo. Chúng tôi cùng giúp nhau tăng giá trị."

Theo Cục Xúc tiến Công nghiệp, ngành công nghiệp thời trang Thái Lan có giá trị hơn 620 tỷ baht (xấp xỉ 17,5 tỷ USD) vào năm 2014 cho thấy sự tăng trưởng liên tục, khoảng từ 4 đến 5%. Trong vòng 5 năm, giá trị thị trường nền công nghiệp thời trang Thái Lan được dự đoán sẽ lên đến 28 tỷ USD.

Ông Boonyanusith nói thêm, dự án này nhằm quảng bá sức sáng tạo của nền công nghiệp tới khán giả khắp thế giới đồng thời chia sẻ các phương cách tiếp cận mới.
"Lấy ví dụ, vài người cho rằng lụa chỉ dành cho trang phục sang trọng. Nhưng khái niệm "thời trang" ở đây còn mở rộng tới thiết kế và sáng tạo. Lụa là một chất liệu dùng để làm ra giày, túi và các sản phẩm khác," ông chia sẻ.

Dự án dự định đưa sản phẩm của Trung tâm Thời trang Bangkok ra thị trường nước ngoài, như Trung tâm thương mại Takashimaya ở Singapore và Super Brand ở Thượng Hải.

"Chúng tôi sẽ lựa chọn những thương hiệu đủ tiêu chuẩn xuất khẩu," ông Maneechot cho biết."Các thành viên của Trung tâm Thời trang Bangkok nên làm ra những sản phẩm phù hợp cho các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế."Ông nói thêm, rất nhiều hội chợ quốc tế yêu cầu mọi sản phẩm phải được đăng ký với Bộ Thương mại, và các thương hiệu phải đăng ký bản quyền."Các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường thế giới cần học hỏi và thực hiện đúng quy tắc."
Ông Maneechot tin rằng mọi thành viên cần đóng vai trò là các đối tác hỗ trợ. "Chúng tôi cạnh tranh về chất lượng, chứ không phải giá cả. Do đó chúng tôi có thể phát triển bền vững."

Tác giả: NatthineeRatanaprasidhi

 

Issue 45

Đội ngũ đứng phía sau giải thưởng phim hoạt hình Rocky Dolly tiết lộ về cách thức truyện tranh của họ đi xa hơn hoạt hình giải trí thông thường.

"Hoạt hình không phải lúc nào cũng vô nghĩa. Truyện tranh có thể cung cấp kiến thức " ông Poe Sriwatanathamma, giám đốc quản lý của Rocky Dolly Studio nói. Từng nhận được nhiều giải thưởng khác nhau, bao gồm cả các dự án mới nhất của Thái Lan được lựa chọn để tham gia ở Liên hoan phim Hoạt hình Châu Á năm 2015, nhà làm phim hoạt hình này biết một chút về vị thế của ngành tạo hình Thái Lan.

"Tôi chỉ muốn nhìn thấy lực lượng lao động sáng tạo trong ngành công nghiệp hoạt hình Thái Lan", ông nói thêm rằng Thái Lan có kỹ thuật sản xuất tốt, nhưng thiếu cốt chuyện hay phát triển nhân vật.

Sau khi tham gia thực tập tại hãng phim Mỹ The Little Airplane Production và The Studio NYC, Poe Sriwatanathamma và Chaiyalap Chanyam, giám đốc Rocky Dolly Studios, được truyền cảm hứng để tạo ra thiết kế sáng tạo của mình vào năm 2013, tên công ty lấy từ dự án đầu tiên họ thực hiện.

Rocky Dolly, hoặc Lomlook ở Thái Lan, là một loạt phim hoạt hình 2D dành cho trẻ em. Bộ phim đã ẵm giải nhất tại cuộc thi Digimedia vào năm 2013. Câu chuyện xoay quanh tình bạn, gia đình và cộng đồng, cũng như hướng mục tiêu rõ ràng đến khán giả ở độ tuổi mầm non với giai điệu tốt.

"Chúng tôi không chỉ sản xuất phim hoạt hình, chúng tôi còn xây dựng hình tượng. Chúng tôi tạo ra giá trị cho các nhân vật, "Chanyam nói. "Đối tượng mục tiêu của chúng tôi là trẻ mầm non trong độ tuổi từ bốn đến sáu tuổi. Chúng tôi thấy rằng có ít cạnh tranh trong nhóm này, thiết kế đơn giản với nội dung mang tính thông tin và hữu ích là những gì chúng tôi đang thực hiện rất tốt. "

Để xây dựng nên Lomlook, hai ông đã thay đổi kỹ thuật sản xuất phim hoạt hình truyền thống của Thái. "Các nhà làm phim hoạt hình ở nước ngoài thường tham khảo tâm lý trẻ em. Điều này trái ngược với Thái Lan, nơi mà tập trung chủ yếu vào trí tưởng tượng và niềm đam mê của nhà làm phim hoạt hình, "ông nói, và cho biết thêm rằng các nhà làm phim hoạt hình trong nước ít quan tâm đến vấn đề các câu chuyện sẽ ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào.

"Cách chúng ta tìm thấy ý tưởng và cảm hứng là từ việc xem nhiều phim hoạt hình để nghiên cứu kỹ thuật, nghiên cứu tâm lý trẻ, và phát triển và hành vi của trẻ để tạo ra một câu chuyện cho lứa tuổi mầm non", ông nói. Đoàn làm phim cũng đã thuê một nhà tâm lý học trẻ em là một nhà tư vấn trong suốt quá trình sáng tạo.

Sriwatanathamma tin rằng trong khi nhiều sự chú ý đang được đặt vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra một cách tiếp cận sáng tạo, bạn không bao giờ nên quên những nguyên tắc cơ bản của cách kể chuyện.

"Điều quan trọng là làm thế nào để tạo ra một câu chuyện hấp dẫn," ông nói. "Thiết kế hấp dẫn và hiệu ứng đặc biệt sẽ không mang lại bất cứ điều gì sâu sắc hơn. Nếu bạn hiểu được thông điệp từ những câu chuyện, bạn sẽ hiểu được giá trị. "

Để biết thêm thông tin, truy cập www.rockydolly.co.th
Theo Natthinee Ratanaprasidhi

 

367012