Tradeshows

Issue 46

Năm ngoái là một trong những tốt cho ngành du lịch Thái Lan với mức tăng trưởng 20%. Năm nay TAT có một chiến lược kép để đảm bảo và duy trì mức tăng trưởng này.

Cho đến nay, số lượng du khách đến Thái Lan nhiều nhất là người Trung Quốc. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT), năm ngoái có7.880.000 du khách Trung Quốc đến vương quốc Thái Lan; và năm nay con số này sẽ tiếp tục tăng.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, Thống đốc Yuthasak Supasorn cho biết"Vào tháng Giêng năm 2016, Thái Lan đã chào đón 814.593 du khách Trung Quốc - tăng 45,37% so với cùng kỳ năm 2015," tại Horizon Thái Lan. TAT hy vọng rằng du khách Trung Quốc sẽ tạo ra doanh thu 436 tỷ bath, tăng 16% so với năm 2015.

Ngài Supasorn đã chỉ ra nguyên nhân thu hút khách du lịch Trung Quốc của Thái Lan.

"Thái Lan thân thiên và hiếu khách với hàng loạt các điểm du lịch hấp dẫn cùng với các sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt. Điều đó tạo ra một hình ảnh tích cực củađất nước Thái Lan với du khách Trung Quốc. Cần phảu nói thêm rằng, trên đất nước Thái Lan rất dễ tìm thấy các món ăn tuyệt vời của Trung Quốc".

Thống đốc cũng nhấn mạnh rằng chính phủ sẽ triển khai mạnh mẽ chiến dịch tiếp thị tại năm văn phòng Thái Lan tại Trung Quốc ở Bắc Kinh, Thành Đô, Quảng Châu, Côn Minh và Thượng Hải. Chiến dịch nhằm mục tiêu vào "các du khách lần đầu và đến lại Thái Lan, du khách tự do (FIT) và phân khúc thị trường cao cấp". Chiến lược này phù hợp với chính sách của chính phủ nhằmtập trung vào kích cầu du lịch chứ không đơn thuần nhằm vào số lượng khách đến.

Ngài còn cho biết thêm "TAT cũng đã không ngừng thúc đẩy tiếp thị tại Trung Quốc, tập trung vào việc thiết lập quan hệ đối tác giữa các công ty du lịch Trung Quốc củaThái Lan, thúc đẩy các góidu lịch chất lượng và tham gia các sự kiện thương mại du lịch địa phương và quốc tế để quảng bá hình ảnh Thái Lan như một điểm đến du lịch hàng đầu".

Trong năm 2016, TAT cũng sẽ chú trọng vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp lành mạnh của đất nước.

Ngài Supasorn chia sẻ"Ứng dụng các liệu pháp spa hữu cơ vào trong mát-xa Thái truyền thống để chữa bệnh và trẻ hóa là một phần của văn hóa Thái Lan đã được gìn giữ và duy trì trong nhiều thế kỷ. Ngoài ra còn có nhiêu liệu pháp spa truyền thống của Thái Lan cho khách hàng lựa chọn, từ phía bắc theo phong cách Lanna đến miền nam theo phong cách Nora."

Supasorn tin rằng du khách sẽ sẵn sàng chi trả nếu "chất lượng dịch vụ tốt, sự hiếu khách, chuyên môn tin cậy của các nhà trị liệu cùng với giá cả hợp lý".
Theo Ngài Supasorn, các bệnh viện tư nổi tiếng thế giới tại Thái Lan cũng cầnđược tăng cường hoạt động để trở thành thỏi nam châm thu hút khách du lịch y tế.

"Trên khắp cả nước, du khách sẽ tìm thấy vô số lựa chọn về chăm sóc sức khỏe, từ cửa hàng mát-xa Thái truyền thống, từ các cơ sở spa ban ngày đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe và các bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế".

Theo Ngài Supasorn, trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, thì xu hướng nóng nhất và mới nhất là "chống lão hóa" với nhiều trung tâm chuyên ngành có sẵn trên khắp đất nước. Năm ngoái, TAT đã tổ chức 'Buổi trình diễn Y tế và Sức khỏe Du lịchThái Lan 2015; Chống lão hóa: Điểm nóng trong Du lịch Y tế.

Ngài cho biết "Sự kiện này bao gồm một hội nghị thương mại và các cuộc họp kết nối kinh doanh giữa 36 nhà cung cấp dịch vụ chống lão hóa và thẩm mỹ hàng đầu tại Thái Lannhư các bệnh viện, phòng khám chống lão hóa, bệnh viện thẩm mỹ, cùngvới 50 cơ sở y tế du lịch và các cơ quan du lịch cũng như người tham gia từ 18 quốc gia".

Đánh giá về hiệu suấthiện tại hoạt động, ngành du lịch Thái Lan đang cho thấy không có dấu hiệu của sự đi xuống mà trái lạiđang tăng trưởng rất đáng mong đợi.

Tác giả: Mark Bibby Jackson

 

 

Issue 45

 
 

Ấn bản lần thứ 57 của Hội chợ trang sức và đá quý Thái Lan đã công bố Thái Lan là cổng vàng vào khu vực ASEAN.

"Tôi tin rằng ngành công nghiệp trang sức và đá quý Thái Lan đang trong quá trình trở thành một trung tâm trang sức, không chỉ trong ASEAN mà còn vươn ra ngoài thế giới trong vòng vài năm tới," ông Suttipong Damrongsak, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Trang sức và Đá quý Thái Lan (TGJTA) phát biểu trên các phương tiện truyền thông quốc tế tại Hội chợ trang sức và đá quý Thái Lan lần thứ 57 tổ chức ngày 26/2.

Ngành công nghiệp đồ trang sức và đá quý ngành Thái Lan là một bộ phận thiết yếu của khu vực xuất khẩu. Ngành công nghiệp đồ trang sức được xếp hạng thứ ba sau khi ngành công nghiệp ô tô và thiết bị điện tử với doanh thu là 371 tỷ baht (10,3 tỷ $). Có 15.777 doanh nghiệp hoạt động trong ngành này với số lượng nhân viên là 1,3 triệu người.

"Chúng tôi đã đi một chặng đường dài từ vài thập kỷ trước, khi ngành công nghiệp đang trong giai đoạn manh nha", ông Somchai Phornchindarak, Chủ tịch Hiệp hội đồ trang sức, đá quý và kim loại quý Thái Lan (GJPCT) cho biết. "Ngày nay, đá quý và đồ trang sức Thái được chấp nhận ở mọi nơi trên thế giới do chất lượng cao và độ tinh sảo."

. Ông Damrongsakul tin ngành công nghiệp cần tập trung hơn vào một số vấn đề để đạt được mục tiêu của Thái Lan trở thành trung tâm đá quý và đồ trang sức.

 

 
 

"Trước hết, chúng ta cần xây dựng công nhân và các nhà thiết kế có tay nghề cao hơn," ông nói. "Thứ hai, tìm cách để khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu như những viên đá thô, đá quý thô, kim cương thô. Thứ ba, khuyến khích hỗ trợ tiếp thị cho các nhà sản xuất và xuất khẩu. Thứ tư, sửa đổi pháp luật để hỗ trợ ngành công nghiệp. Tiếp theo, giúp các DNNVV tiếp cận hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tài chính ở Thái Lan. Và cuối cùng, chúng ta nên khuyến khích phát triển công nghệ và đổi mới trong ngành công nghiệp này. "

Các chuyên gia trong ngành tận dụng cơ hội BGJF thứ 57 để phát động Hội nghị chuyên đề về Ruby năm 2017, sẽ được tổ chức tại thủ đô Thái Lan vào tháng tư tới.

"Chúng tôi mong muốn làm việc với chính phủ tổ chức Hội nghị chuyên đề về Ruby tại Bangkok vào năm 2017 để tập trung về vấn đề thương mại trong ngành công nghiệp ruby thế giới," ông Suttipong Damrongsakul nói. "Các diễn giả chủ đạo sẽ bao gồm các cổ đông trên toàn thế giới, với hơn 400 đại biểu tham gia sự kiện này."

"Mục đích của Hội nghị chuyên đề về Ruby là để giải quyết các vấn đề và thách thức về buôn bán ruby trên toàn thế giới và thiết lập một chuỗi cung cấp minh bạch và đáng tin cậy cấp độ quốc tế", ông Somchai Phornchindarak nói thêm.

Ông Suttipong Damrongsakul tin rằng ngành đá quý và đồ trang sức của Thái Lan có thể xây dựng trên thế mạnh cạnh tranh của mình để trở thành một cường quốc khu vực.

"Thái Lan là một điểm đến cho các hoạt động kinh doanh trong khu vực khi so với Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc," ông nói. "Chi phí hoạt động kinh doanh của chúng tôi rất thỏa đáng đối với các doanh nghiệp. Thái Lan có thể là một trung tâm không chỉ đối với ASEAN mà còn có thể đối với ASEAN + 6 ".

Một sự thay đổi cho năm 2017 là BGJF sẽ không còn tổ chức vào tháng 2, mà là vào tháng 1, điều này để nới thời gian so với Show Trang sức Quốc tế Hongkong. BGJF tháng 9 cũng sẽ đẩy lên để tổ chức vào tháng 8.

"Điều này là để đảm bảo rằng người mua sẽ không cần phải vội vàng khi tham gia hội chợ của chúng tôi và các doanh nghiệp tham gia hội chợ cũng sẽ có thể tham gia hội chợ khác," ông Suttipong Damrongsak nói.

Các BGJF lần thứ 57 đã được tổ chức tại Impact Muang Thong Thani, Bangkok từ ngày 24 đến 28/2. Hơn 30.000 du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm 2.600 gian hàng tại Hội chợ đá quý và đồ trang sức lớn thứ hai của châu Á.

Theo Mark Bibby Jackson

 

 

Issue 43

 
 

Hàng trang sức Thái Lan đã phát triển danh tiếng quốc tế của nó nhờ chất lượng thiết kế, cắt tinh xảo và đánh bóng, nhưng chủ sở hữu của các nhà xuất khẩu hàng đầu, Yakhunit, tin rằng vẫn có nhiều cơ hội cho việc mở rộng thị trường.

Khách tham quan sẽ được khám phá những chi tiết cầu kỳ, kỹ thuật sáng tạo và thiết kế kỹ lưỡng của đá quý Thái và ngành công nghiệp đồ trang sức tại TRIỂN lãm đá quý và đồ trang sức Bangkok lần thứ 57 - Bangkok Gems 57th & Jewelry Fair (BGJF), tổ chức tại tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị IMPACT Bangkok từ ngày 24 đến 28 Tháng Hai.

 

 
 

"Trong khi Hồng Kông được biết đến như một trung tâm kim cương, Thái Lan được ghi nhận nhờ mặt hàng đá quý," Khajohnkiat Suwanichkul, chủ sở hữu của Yakhunit, công ty xuất khẩu đá quý sơ phẩm với bạc và vàng cho thị trường Úc, Mỹ, EU và Trung nói Đông. "Thậm chí, mặc dù hiện nay tìm nguồn đá quý tại Thái Lan khó khăn hơn trước, thì các sản phẩm thủ công của chúng tôi của cả hai loại đá quý và đá quý sơ phẩm cũng đã nổi tiếng trên toàn thế giới."

Ngành kinh doanh Đá quý và Trang sức của Thái Lan đang bùng nổ. Trong năm 2014, xuất khẩu đạt 324.100.000.000 baht (gần như 9 tỷ đô-la), và tăng trưởng 16,87% trong 11 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014. Đá quý chiếm 12,33% tổng giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp đá quý và đồ trang sức của Thái Lan xếp sau nhóm vàng với vàng bán thành phẩm, đồ trang sức và kim cương.

 

Công ty Yakhunit được thành lập năm 2000, là một nhà sản xuất đồ trang sức tập trung vào đá quý sơ phẩm từ Brazil.

"Mỹ Latinh nổi tiếng với nguồn đá quý sơ phẩm, chẳng hạn như thạch anh tím và topaz xanh," Suwanichkul nói. "Khả năng đượcbán hàng của chúng tôi dựa vào thiết kế độc đáo và nghề thủ công điêu luyện của chúng tôi."

Theo Suwanichkul, nghề thủ công của Thái Lan được đánh giá cao trên thị trường trang sức toàn cầu. "Khách hàng tin tưởng hàng xuất tại Thái Lan," ông nói. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh đồ trang sức nhận thấy vẫn còn chỗ cho sự cải tiến trong ngành công nghiệp này. "Thái Lan nổi tiếng là một trong các nguồn của các loại đá quý, nhưng mà chúng tôi dường như thiếu sự đa dạng trong thiết kế hàng trang sức. Nếu doanh nghiệp Thái Lan của chúng tôi tăng cường điểm này, tôi nghĩ rằng sản của chúng tôi sẽ hấp dẫn bắt mắt hơn nữa", ông nói.
Triển lãm BGJF là một trong những kênh quan trọng để các công ty ngọc Thái cũng như ngành công nghiệp đồ trang sức dễ tiếp cận thị trường hơn. "Nếu chúng ta có thể có nhiều doanh nhân từ các nước AEC tại Triển lãm BGJF, nó sẽ làm cho sự kiện này thậm chí còn thú vị hơn. Thái Lan có thể là cửa ngõ tốt cho ngành đá quý và đồ trang sức ASEAN, "ông nói. "Doanh nghiệp Thái Lan cần có những dự đoán tích cực hơn, kể từ khi có luật thuế GTGT 0% và miễn thuế [áp dụng cho BGJF]."

Đồng ý với ông Yakhunit, ông Suwanichkul cho biết công ty đang có kế hoạch khởi động thương hiệu riêng của mình trong năm 2016. "Chúng tôi tin rằng ngành công nghiệp đồ trang sức Thái của chúng tôi vẫn còn cơ hội phát triển ở phía trước," ông nói.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.yakhunit.com

Bài của Natthinee Ratanaprasidhi

 


 

 

Issue 44

Với phương châm chào đón các nhà thiết kế trẻ, tạo cho họ sự tự do để thể hiện ý tưởng thiết kế và phát triển các nghề thủ công của họ, Đá quý và trang sức đã trở thành một trong những ngành phát triển nhanh nhất ở Thái Lan.

Anek Tantasirin, người sáng lập và là nhà thiết kế của Thương hiệu Arquetype đá quý và trang sức hiện đại, là bằng chứng sống về thành quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ để đam mê và sáng tạo. Sau khi giành được nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng thiết kế xuất sắc năm 2014 và Giải thưởng thiết kế, các sản phẩm của anh ấy đã được trưng bày tại triển lãm thương mại Premiere Classe ở Paris.

Tantasirin nói "Arquetype có rất nhiều loại đá úy có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới và hoàn toàn phù hợp với cả hai giới. Tôi tin rằng thành công chỉ đến khi bạn có thể tạo ra một kết nối cảm xúc giữa khách hàng và thương hiệu, đồng thời cung cấp một trải nghiệm đầy ý nghĩa cho các khách hàng thượng đế. Vì vậy, tôi lấy cảm hứng thiết kế từ thiên nhiên, nghệ thuật và môi trường xung quanh. "

Khách hàng trong nước và quốc tế đánh giá cao tài năng của các nhà thiết kế trẻ của Thái Lan. Arquetype được bán tại các cửa hàng lớn của Thái Lan, như Emporium và Siam Paragon, và ở nước ngoài dành cho các khách hàng ở Nga, Đức, Singapore, Hồng Kông và Pháp. Tantasirin cho biết thêm "Gần đây, chúng tôi đã đồng ý buôn bán với một số đơn vị mua hàng tại Dubai."

Bộ sưu tập của Tantasirin rất đa dạng, có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường. Chúng được ghép từ các mảnh bạc sterling, được gọt giũa từ đá quý tự nhiên và đá bán quý. Phần lớn các nguồn cung này là từ Thái Lan, ngoại trừ đối với một số loại đá quý khác được nhập từ một số quốc gia.

Tantasirin đánh giá cao về lòng trung thành của khách hàng. Anh có nói "Chúng tôi cung cấp sản phẩm chất lượng cao, thiết kế tuyệt vời và dịch vụ đặc biệt nên chúng tôi cũng điều chỉnh phong cách để phù hợp với nhu cầu của khách hàng."

Ông tin rằng ngành trang sức và đá quý của Thái Lan đã phát triển thành một trung tâm sản xuất trong khu vực. Sức mạnh của ngành nằm ở sự đổi mới và sáng tạo của các nhà thiết kế trẻ - yếu tố chính góp phần vào sự phát triển của ngành.

"Ngoài việc cung cấp các sản phẩm thủ công tuyệt đẹp, các nhà sản xuất Thái Lan tập trung vào sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao. Đây chính là những điểm mạnh của ngành công nghiệp này. Hiện nay, các nhà thiết kế Thái Lan đang tận dụng các cơ hội để thử nghiệm những ý tưởng mới và sáng tạo từ những kinh nghiệm của họ. Từ đó sẽ tạo ra bản sắc thương hiệu trong từng đường nét của sản phẩm."

Thật không ngạc nhiên về triển vọng tươi sáng cho Arquetype.

Tantasirin có chia sẻ "Trong năm 2016, chúng tôi có kế hoạch để làm việc cùng với các cơ quan liên quan để thúc đẩy các sản phẩm và khảo sát thị hiếu khách hàng. Một trong những kế hoạch tương lai của chúng tôi là tham dự triển lãm quốc gia và quốc tế để giới thiệu sản phẩm và các ý tưởng đổi mới sáng tạo với các khách hàng tiềm năng."

Xin vui lòng ghé thăm www.arquetypeofficial.com để biết thêm chi tiết.
Tác giả: Manisa Maini

 

 


 

 

Issue 42

Một trong những Hội chợ trang sức và đá quý uy tín nhất thế giới tổ chức tại Băng-cốc

Vào tháng 2/2016, tại Băng-cốc diễn ra Hội chợ Trang sức và Đá quý Băng-cốc (BGJF) 1 năm 2 lần. Đây là Hội chợ Trang sức lớn thứ hai tại Châu Á và lớn thứ 5 trên thế giới. Các đơn vị tổ chức đặt niềm tin vào sự kiện này, chắc chắn rằng sự kiện sẽ là đòn bẩy đưa Thái Lan trở thành điểm nhấn và đi đầu trong Cộng đồng ASEAN.

Được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm IMPACT Băng-cốc, trung tâm triển lãm lớn nhất Châu Á từ ngày 24 đến 28 tháng 2, Hội chợ Trang sức và Đá quý Băng-cốc lần thứ 57 dự kiến sẽ thu hút dược hàng chục ngàn đơn vị mua hàng và khách tham quan đến từ 130 quốc gia, Mỹ, Châu Âu, Nga và Trung Đông; và 30,000 du khách địa phương. Tháng 9 năm ngoái, hơn 1500 đơn vị triển lãm với hơn 3000 gian hàng đã tham gia Hội chợ lần thứ 56, và đem về doanh thu 12.8 tỷ USD.

Ngài Somchai Phornchindarak, Chủ tịch Liên đoàn Trang sức, Đá quý và Kim loại quý của Thái Lan (GJPCT) tin tưởng về thế mạnh của Hội chợ BGJF. Ông nói "Chúng tôi khác biệt với các hội chợ khác bởi vì các sản phẩm của chúng tôi thường xuyên được đổi mới, các thiết kế tinh xảo và khéo léo. Chúng tôi là số một."

Ngài Suttipong Damrongsakul, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Đá quý và Trang sức Thái Lan (TGJTA) tin rằng BGJF57 sẽ là đất diễn cho các tài năng và chuyên gia của Thái Lan. Ngài có nói "Chúng tôi khuyến khích đổi mới sáng tạo của các đơn vị triển lãm vì chúng tôi muốn thế giới thấy được sức mạnh tiềm ẩn của các công ty trang sức và đá quý Thái Lan."

Ngài Chantira Jimreivat Vivatrat, Phó Tổng Giám Đốc Sở Thương mại và phát triển (DITP) nhìn thấy viễn cảnh tươi sáng của lĩnh vực trang sức và đá quý. Ông có nói "Chính phủ tin tưởng vào tiềm năng kinh doanh của ngành công nghiệp trang sức và đá quý. Các hoạt động khuyến khích và các biện pháp cần thiết đã được thực hiện để khai thông thương mại."
Tuy nhiên BGJF thứ 57 sẽ còn hấp dẫn hơn vì có các buổi trình diễn kim cương và đá quý nhiều màu sắc đẹp nhất thế giới. Đó chắc chắn là Hội chợ nhộn nhịp nhất. Ngài Phornchindarak nói "Mục tiêu của hội chợ là cho đơn vị mua hàng nước ngoài đến tham quan và đặt hàng, đó là lý do tại sao Hội chợ được tổ chức hai lần một năm."

Để khuyến khích thương mại, chính phủ đã nâng thuế nhập khẩu lên 20% cho đá quý và đồ trang sức bán tại BGJF lần thứ 57. Các đơn vị triển lãm quốc tế có thể nhập khẩu và bán đá quý và đồ trang sức từ các gian hàng miễn thuế, và các đơn vị triển lãm trong nước có thể đưa ra giá thành cạnh tranh hơn. Cuối cùng, người mua nhiều nhất sẽ là người chiến thắng.

Ngài Somchai cho rằng những tiến bộ của ngành công nghiệp trang sức và đá quý Thái Lan một phần do chiến dịch hỗ trợ của chính phủ. Ngài cho biết "Chính phủ đã cùng chúng tôi đi từng bước trên con đường phát triển, đã giúp đỡ và khuyến khích xuất khẩu, phát triển thị trường nước ngoài thông qua các hội chợ thương mại, các buổi trình diễn đường phố và các triển lãm ngoại lệ. Tất cả những thay đổi này đã dần định hình một tương lai đầy hi vọng cho tất cả chúng ta."

Một chính sách đặc nhượng dành cho thuế VAT bằng 0 dành cho các đá quý và nguyên vật liệu thô trong khi các hàng hóa khác phải trả thuế VAT 7%.

Ngoài chính sách miễn thuế, một trong những điểm nổi bật của BGFJ 57 là một loạt các buổi trình diễn thiết kế của Công ty thiết kế của DITP và một buổi trình diễn trang sức tốt nhất thế giới của Gemsfield Anh Quốc.

Để công việc kinh doanh trôi chảy hơn, Hội chợi BGJF lần thứ 57 này có trang bị hệ thống thông tin di động riêng, cho phép các đơn vị mua hàng kết nối với các đơn vị bán hàng. Ngoài ra, trên ứng dụng thông tin di động, người dùng có thể truy cập bản đồ khu Hội chợ để dễ dàng tìm kiếm và tham qua. Hội chợ còn tổ chức nhiều buổi hội thảo, cập nhật xu hướng, thi đấu và quà tặng đặc biệt.

Ngài Phornchindarak tin tưởng rằng ngành công nghiệp trang sức và đá quý sẽ có một tương lai tươi sáng. "Chúng tôi sẽ đưa Thái Lan trở thành một mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp trang sức và đá quý của ASEAN."

Xin vui lòng ghé thăm www.bangkokgemsfair.com để biết thêm chi tiết

Tác giả: Mark Bibby Jackson

 

 

 

367269