Issue 67

Pandora, một trong những thương hiệu trang sức hàng đầu thế giới, đã hé mở lý do họ chọn việc thiết lập cơ sở sản xuất tại Thái Lan cũng như bí quyết đằng sau thành công của thương hiệu.

Thái Lan có lịch sử lâu đời với ngành sản xuất đồ trang sức. Từ vàng, bạc và đá quý tới ngọc trai, nghệ thuật kim hoàn của Thái Lan đã được truyền nghề qua nhiều thế hệ, đặc biệt là ở Bangkok, Kanchanaburi và Chantaburi. Ngày nay, ngành kim hoàn và trang sức trở thành một trong ba ngành công nghiệp mũi nhọn của quốc gia với giá trị xuất khẩu đạt ngưỡng 14 tỉ đô la Mỹ trong năm 2016.

Được cả thế giới công nhận về độ quyến rũ và những chiếc vòng tay, Pandora đã thiết lập cơ sở kim hoàn tại khu công nghiệp Gemopolis vào năm 2005 và tới nay đã tuyển dụng hơn 11,000 nhân viên.

"Nhà sáng lập của chúng tôi, ông Per Enevoldsen và phu nhân đã ấn tượng với văn hóa Thái và ngành sản xuất đồ trang sức của Thái Lan vốn đạt chất lượng cao và có truyền thống lâu đời" – chia sẻ bởi Nils Helander, phó chủ tịch hội đồng và giám đốc sản xuất của Pandora. "Pandora chọn Thái Lan là cơ sở sản xuất vì đây là một trong những quốc gia lớn nhất xuất khẩu đồ trang sức với cơ sở hạ tầng tốt đáp ứng được các khâu sản xuất trang sức và dễ dàng tiếp cận các nguồn cung nguyên liệu thô."

Helander hé mở về những cân nhắc khác bao gồm ưu đãi thuế do Cục Đầu tư Thái Lan (BOI) cấp và vị trí chiến lược của quốc gia này.

"Gemopolis có một cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc kinh doanh đồ trang sức và vị trí ở gần hải cảng lẫn sân bay đều thuận tiện cho chúng tôi trong việc vận chuyển tới khách hàng trên toàn thế giới và cho khách tham quan đến được với chúng tôi," – ông nói.

Thái Lan với dồi dào nguồn thợ kim hoàn có kỹ năng và đào tạo quản lý tại các trường đại học hàng đầu là yếu tố thêm vào cho sự lựa chọn của công ty đặt cơ sở sản xuất tại Gemopolis.

"Những nhà thiết kế trang sức Thái Lan có nền tảng tốt hơn về thiết kế, và có thể đáp ứng được nhu cầu lao động của thị trường. Chúng tôi đã thấy sự phát triển, và tôi phải nói rằng một sự phát triển vượt bậc trong 10 năm vừa qua. Hỗ trợ từ cả khu vực công và tư nhân sẽ khuyến khích những nhà thiết kế thể hiện tiềm năng và giúp họ phát triển trong ngành công nghiệp trang sức," – ông nói.

Helander cũng chia sẻ mục tiêu của thương hiệu hướng đến là ca tụng những phụ nữ bằng cách đưa tới họ cơ hội để thể hiện cá nhân bằng những trang sức chất lượng cao và trang sức thời thượng với giá cả phải chăng. Giá trị cốt lõi của hãng nằm ở sự sang trọng và thiết kế thời thượng với giá vừa phải và có giá trị tự sự cá nhân.

Hơn nữa, là một trong những thương hiệu trang sức được ưa chuộng nhất thế giới, Pandora đang có chiến lược thiết kế với 4 trọng tâm chính- đưa đến một bộ trang sứ hoàn thiện, phát triển một dòng sản phẩm với phân khúc khách hàng riêng, duy trì chất lượng xuất sắc của chuỗi bán lẻ của hãng, và tạo ra những mối kinh doanh trên toàn thế giới một cách cân bằng hơn.

Pandora đang không ngừng mở rộng cơ sở sản xuất tại tỉnh Lamphun, nơi được đặt những tiêu chuẩn mới trong ngành công nghiệp trang sức về quy mô và tốc độ cũng như là một điểm đạt tiêu chuẩn tòa nhà xanh theo quy định LEED (Thiết kế tiên phong về năng lượng vì môi trường). Công ty đã dự tính, kế hoạch mở rộng sẽ tăng năng suất cho ra sản phẩm tới hơn 200 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm từ nay cho tới cuối năm 2019.

Đối với những nhà thiết kế, những thương lái mua hàng hay nhà sản xuất, mong muốn được bắt kịp những xu hướng mới nhất và công nghệ trong ngành công nghiệp trang sức, đừng quên tham dự Hội chợ Trang Sức và Đá Quý Bangkok lần thứ 60, sẽ được tổ chức từ ngày 6-10 tháng 9 tại IMPACT Challenger, Muang Thong Thani do DITP tổ chức.

Tác giả Pimsirinuch Borsub

 

366035