Issue 69

Đối với Doi Kham, tiếp nối di sản của Nhà vua quá cố Bhumibhol về sự bền vững luôn là trọng tâm trong sứ mệnh cải thiện đời sống của người nông dân Thái Lan cũng như cộng đồng của họ.

Thái Lan vốn nổi tiếng với sự dồi dào trái cây và sản phẩm làm từ trái cây. Năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu nước trái cây của cả nước đạt 741.7 triệu USD, tăng 18.3% so với năm trước.

Nằm trong dự án sáng kiến hoàng gia của Nhà vua quá cố Bhumibhol Adulyadej vào năm 1969, Doi Kham được thành lập với tư cách doanh nghiệp xã hội, buôn bán thực phẩm đã chế biến để cải thiện chất lượng sống của nông dân và cộng đồng của họ. Ngày nay, Doi Kham điều hành các nhà máy ở Chiang Mai, Chiang Rai, Sakonnakon và Buriram để thu mua trái cây và rau củ từ hàng ngàn người nông dân tại hàng trăm ngôi làng để sản xuất nước trái cây uống liền, nước ép trái cây nguyên chất, trái cây sấy khô, mứt trái cây, trái cây đóng hộp, xốt cà chua, trái cây đông lạnh và bột đậu nành.

"Mọi thứ chúng tôi đưa vào sản phẩm đều là nguyên liệu tự nhiên," ông Pipatpong Israsena, chủ tịch và giám đốc điều hành của Thực phẩm Doi Kham chia sẻ. "Từng giọt nước trái cây đến được với người tiêu dùng đều là sự tận tâm của những người nông dân."

Đối với Doi Kham chất lượng sản phẩm là trên hết, công ty trả công sản xuất cho nông dân cao hơn so với giá thị trường để đảm bảo mình có được trái cây và rau củ tốt nhất, ông Israsena nói thêm. Công ty cũng được cấp Nhãn Uy tín Thái Lan (hay T Mark) từ DITP, một biểu tượng về chất lượng và vượt trội, nhất là về lao động, trách nhiệm xã hội và môi trường.

"Doi Kham vô cùng quan tâm tới môi trường. Chúng tôi đã lắp đặt một hệ thống xử lý nước và còn đề xướng một dự án đảm bảo giữ sạch nguồn nước," ông Israsena chia sẻ. "Gần đây, chúng tôi còn lắp đặt ngói năng lượng mặt trời tại các nhà máy để sản xuất điện năng. Kể cả tòa nhà văn phòng của chúng tôi ở Bangkok cũng được chứng nhận LEED (Dẫn đầu về Thiết kế Năng lượng và Môi trường) hạng vàng, khẳng định sử dụng nguồn lực hiệu quả, dùng ít nước và tài nguyên hơn, và giảm khí thải nhà kính."

Với vị trí vững chắc ở thị trường trong nước, hiện Doi Kham đang mở rộng sang các quốc gia và lãnh thổ châu Á khác như Myanmar, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc, mà không để mất đi trọng tâm vào việc đền đáp cộng đồng.

"Trong một trăm năm nữa, tôi muốn Doi Kham trở thành một trong những di sản của Đức vua quá cố Bhumibhol Adulyadej," ông Israsena cho biết. "Mọi người thường hỏi liệu rằng sự bền vững có thành hiện thực và Doi Kham chính là bằng chứng cho thấy một công ty có thể có lợi nhuận trong khi vẫn duy trì những nguyên tắc giúp đỡ nông dân và cộng đồng để tạo ra chất lượng sống tốt hơn cho chính họ thông qua nông nghiệp."

Tác giả: Pimsirinuch Borsub

 

 

366779