Issue 60

Sipso đã chứng minh những cải tiến công nghệ quan trọng như thế nào đối với việc trụ vững trên thị trường quốc tế một cách cạnh tranh.

Thái Lan đặt mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới với mục tiêu đề ra là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 10%, hay 22.8 tỷ Đô La Mỹ ( 800 tỷ Baht), Phó thủ tướng Somkid Jatusripitak đã công bố tại lễ khai mạc THAIFEX- Thế giới Ẩm thực châu Á, đuợc tổ chức bởi DITP vào tháng 5 vừa qua.

Để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp thực phẩm trong tương lai, những nhà sản xuất thực phẩm Thái Lan cần chú trọng cải tiến như một yếu tố then chốt. Sipso, nhà sản xuất và xuất khẩu các món tráng miệng ăn liền và các sản phẩm chế biến từ gạo, đã chứng minh giá trị của việc đầu tư vào cải tiến và công nghệ.

Bà Dararat Piatanom, giám đốc quản lý đồ uống thanh nhiệt Sipso đồng thời là chủ sở hữu thương hiệu Sipso cho biết: "Tôi muốn tạo thêm giá trị cho những nông sản của Thái Lan trước khi xuất khẩu sang các nước khác, và gạo là một nguyên liệu thô chủ chốt cho thương hiệu Sipso ngay từ những ngày đầu tiên". "Bài toán đặt ra với chúng tôi là làm thế nào để kéo dài được thời hạn sử dụng của sản phẩm mà không ảnh hưởng tới hương vị sơ khởi".

Bà nhấn mạnh thêm "Việc nghiên cứu và Phát triển (R&D) rất quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm vì nó giúp tạo sự khác biệt của sản phẩm chúng tôi so với những đối thủ khác".

Trong năm 2013, công ty đã tung ra sản phẩm bánh pút-đinh kem gạo bán chạy nhất của mình. Theo sau đó, công ty đã mở rộng nhánh sản phẩm với nguyên liệu chính từ gạo và trái dừa như đồ tráng miệng kiểu Thái, cơm ăn liền, đồ uống từ gạo và nước dừa.

Bà Piatanom chia sẻ "sản phẩm của chúng tôi rất thân thiện". Điều này có nghĩa rằng người dùng có thể để chúng ở nhiệt độ bình thường trong phòng trong vòng hai năm. Họ có thể ăn những sản phẩm này ở bất cứ nơi nào bất kỳ lúc nào, chỉ cần gỡ bỏ nắp cốc. Nếu muốn thưởng thức đồ ăn nóng hổi, họ có thể làm ấm với lò vi sóng".

Nhà sáng lập Sipso còn cung cấp thêm, công ty cũng hợp tác chặt chẽ với những đối tác kinh doanh của mình ở những thị trường mũi nhọn để điều chỉnh thành phần hương liệu phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.

Bà nói " Người tiêu dùng tại mỗi nước có khẩu vị và những ưu tiên khác nhau". "Ví dụ, chúng tôi sản xuất bánh tráng miệng từ gạo và sữa dừa cho những người không thích uống sữa bò và chúng tôi cung cấp đồ tráng miệng kiểu Thái với đậu đỏ cho những khách hàng Nhật Bản".

Hiện tại, Sipso xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia, chủ yếu ở châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand.

Bà Piatanom cho biết, " Ngoài những thị trường vốn có, chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội tại thị trường Myanmar, Malaysia và Singapore và sẽ sớm xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản và Ba Lan". "Việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn kinh tế, ví dụ, khi Hoa Kỳ đi xuống, chúng tôi vẫn thu đuợc lợi nhuận từ những thị trường phát triển khác".

Sipso sẽ chú trọng hơn vào việc quảng bá đồ tráng miệng kiểu Thái, trong đó có chè xôi nếp, chè sắn dây, cũng như nắm bắt được nhu cầu sản phẩm chứa nước cốt dừa tăng cao và cũng muốn giới thiệu những thực đơn tráng miệng của Thái với thế giới.

Việc giữ chất lượng sản phẩm có chứa sữa dừa thực sự là một thách thức với chúng tôi, vì chúng rất dễ hỏng. Tuy nhiên, bằng việc sử dụng công nghệ tiên tiến, Sipso đã có thể kéo dài thời hạn sử dụng của những sản phẩm này lên tới hai năm mà không cần sử dụng chất phụ gia". Bà Piatanom nói " Điều gì cũng có thể thực hiện miễn là chúng ta phải nghĩ khác đi".

Để biết thêm chi tiết, mời truy cập: www.sipsothai.com hoặc gửi email về: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tác giả: Somhatai Mosika

 

 

366984