Tiếng tăm của trang sức và tay nghề cao của các thợ kim hoàn Thái Lan từ lâu đã được nhiều người biết đến. Tuy nhiên ngành công nghiệp trang sức này vẫn cần phải thay đổi để khẳng định chỗ đứng trong thị trường thời trang thế giới.


Theo ý kiến của một người đi đầu trong lĩnh vực trang sức thì trang sức và đá quý Thái Lan chỉ nổi tiếng vì sự tinh xảo, do đó các doanh nhân Thái nên chuyên sâu hơn về kiểu dáng thiết kế và mở rộng thị trường để bắt kịp với thời trang thế giới.
“Thái Lan là nhà sản xuất thiết bị tầm cỡ thế giới OEM của nhiều loại sản phẩm, trong đó có trang sức và đá quý. Tuy nhiên vẫn cần được nâng cao.” theo lời của Phó Giám đốc Viện Trang sức và đá quý Thái Lan GIT, Ngài Jumpol Denmakha.

Ngài Denmakha còn cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs chiếm 95 – 97% ngành công nghiệp trang sức Thái Lan và họ cần hỗ trợ từ Viện nghiên cứu của ngài.
“GIT hỗ trợ và khuyến khích các doanh nhân Thái, giúp họ đủ năng lực để đứng vững trên thị trường quốc tế. GIT cung cấp đào tạo về thiết kế, kỹ thuật và tiếp thị cho các doanh nhân.”
Thành lập năm 2003, GIT đã được Liên đoàn trang sức thế giới công nhận và trở thành một trong những tổ chức đi đầu về lĩnh vực trang sức trên thế giới và là một trong 7 thành viên của Ủy ban Hòa hợp phòng thí nghiệm LMHC.

“GIT đã cộng tác rất thành công với DITP trong việc tận dụng và xây dựng niềm tin vào trang sức và đá quý Thái Lan. Một trong những nhiệm vụ chính của GIT là cấp chứng nhận cho doanh nhân trong thương mại trang sức và đá quý. Có 4 tiêu chuẩn để đạt chứng chỉ là màu sắc, cân nặng, độ tinh khiết và mặt cắt. Sở dĩ GIT đặt ra 4 tiêu chuẩn này do Thái Lan là thủ đô của đá quý.”

Tran sức Thái Lan được thế giới biết đến với chất lượng và kiểu mài cắt. Ngài Denmekha có nói thêm “Thái Lan dồi dào nguồn cung, nhiều thợ kim hoàn chế tác khéo léo và nhiều nhà thiết kế sáng tạo, nhưng lại thiếu một đội ngũ tiếp thị giỏi. Vì thế chúng ta cần phải phát triển thị trường. Kỹ năng chế tác của thợ kim hoàn Thái Lan rất nổi tiếng. Nên Pandora, một trong những nhãn hiệu trang sức hàng đầu đến từ Đan Mạch đã di dời cơ sở chế tác đến khu công nghiệp đá quý của Thái Lan.”
Cho tới nay, thị trường lớn nhất của trang sức và đá quý Thái Lan vẫn chỉ ở một số nước, như Hồng Kông, Thụy Sĩ, Mỹ, Cam-pu-chia và Đức, mặc dù Ngài Denmekha đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp Thái Lan cần phải thay đổi phạm vi hoạt động tiếp thị từ các thị trường hiện có để vươn lên thành thị trường thế giới.

“Chuyển biến của kinh tế thế giới sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới công nghiệp trang sức và đá quý Thái Lan. Do đó, các doanh nhân Thái cần phải nắm bắt được các xu hướng cũng như phải tìm kiếm thị trường để mở rộng. Các nước ASEAN như Sing-ga-po hay Ma-lay-si-a rất mong muốn tăng kim ngạch xuất khẩu 5-10% mỗi năm. Mexico, Chile hay Braxin cũng là những thị trường cần phải chú ý tới.”
GIT đã và đang khuyến khích các doanh nhân Thái Lan tham gia các hội thảo, diễn đàn quốc tế. “Chúng tôi đã đưa nhóm các doanh nhân Thái tới các sự kiện quốc tế ở Sing-ga-po, Châu Âu, Hộng Kông để giúp họ nâng cao tay nghề và kỹ thuật chế tác.”


Vui lòng ghé thăm http://www.git.or.th để biết thêm chi tiết

Nói cách bởi Natthinee Ratanaprasidhi

 

368648