Issue 43

Với nhu cầu càng tăng loại sản phẩm Halal trên toàn thế giới, các doanh nghiệp Thái Lan đang tìm cách để xuất khẩu sản phẩm Halal cho các quốc gia Hồi giáo ở các nước ASEAN và Trung Đông.

Thái Lan là nước xuất khẩu hàng đầu của mặt hàng Halal trong khu vực Đông Nam Á, và đứng thứ năm trên thế giới. Theo Ủy ban Đầu tư (BOI), xuất khẩu thực phẩm Halal của Thái Lan ước đạt 275 triệu đô-la trong năm 2014. Tuy nhiên, thị trường Halal toàn cầu được đánh giá khoảng 976 tỷ đô-la, vì vậy vẫn còn nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng.

Hiệp hội Halal được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Queen Sirikit, Bangkok, từ 25 tới 27 tháng 12 với chủ đề "Văn hóa Halal và Đổi mới cho nền kinh tế Halal". Tại gian trưng bày bên lề Hội nghị, đã có gần 200 gian hàng trưng bày các sản phẩm quốc tế và nội địa dành cho cho thị trường Hồi giáo.

Tiến sĩ Winai Dahlan, giám đốc sáng lập của Trung tâm Khoa học Halal, cho rằng sự kiện này tạo ra cơ hội cho những người Hồi giáo Thái tương tác và kết nối với các cộng đồng Hồi giáo trên thế giới, đồng thời thiết lập nhiều liên kết và tăng cường kỹ năng chuyên môn và kiến thức cho họ.

"Việc Hiệp hội Halal Thái được thành lập nhằm thể hiện vai trò của Thái Lan trong mảng thị trường các sản phẩm Halal đang phát triển nhanh chóng," ông nói.

Hàng ngàn khách Hồi giáo tới du lịch Thái Lan mỗi năm, theo Ông Yuthasak Supasorn, thống đốc của Cơ quan Du lịch Thái Lan (TAT). "Những con số này sẽ tăng hơn nữa sau khi AEC [được chính thức thành lập] lúc đó chúng ta có thể mong đợi để có được nhiều khách từ các nước láng giềng ASEAN, như: Indonesia, Malaysia và Brunei Darussalam. Do đó, những sản phẩm và dịch vụ cần thiết phục vụ cho thị trường Hồi giáo là rất quan trọng đối với Thái Lan."

Giới kinh doanh cũng đồng ý với ngài thống đốc TAT.

Kỹ thuật viên y tế Intira Palee gần đây phát triển và tung ra một thương hiệu mật ong, đóng gói chuyên biệt - The Queen Bee - hiện đang được bán trên thị trường ở các nước Trung Đông như UAE, Saudi Arabia, Oman và Qatar, những nơi đã được chứng nhận chuẩn Halal.

"Mật ong là một loại thực phẩm phù hợp với chứng nhận Halal," Palee nói. "Người tiêu dùng Trung Đông thích [thương hiệu của chúng tôi] vì những lợi ích của mật ong được đề cập trong Kinh Qur'an và họ thích hương vị sản phẩm của chúng tôi và kiểu dáng bao bì."

Mật ong nguyên chất từ những con ong ở Chiang Mai, không đun nóng, chưa tiệt trùng và chưa qua chế biến chính là sản phẩm 100% sản xuất tại Thái Lan.

Palee tin rằng Hiệp hội Halal cho thấy kinh doanh sản phẩm Halal mang lại tiềm năng xuất khẩu rất lớn. "Ngành công nghiệp Halal đã phát triển rất mạnh ở Thái Lan và tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể tiến xa hơn vì chứng nhận Halal được công nhận bất kỳ nơi nào người Hồi giáo sinh sống," cô nói. "Còn đối với thương hiệu của tôi, trong tương lai gần, chúng tôi đang tìm kiếm khả năng mở rộng thị trường."

Bài viết của Pimsirinuch Borsub

 


 

 

366646